Trung Quốc đã trở thành “đầu gấu” ở Biển Đông
Cập nhật lúc 16:00
Đúng như Thượng nghị sỹ
Mỹ John McCain nhận xét, với những hành vi “bắt nạt”, “áp đặt”, bất chấp luật
pháp và dư luận quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông, Trung
Quốc đã chính thức được gắn mác là kẻ “đầu gấu” có số có má.
Phát biểu trong phiên
điều trần tại Quốc hội Mỹ mới đây, Thượng nghị sĩ McCain nhấn mạnh mối quan
ngại từ các hoạt động quân sự hóa mạnh mẽ của Trung Quốc,
điều mà ông gọi là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định kéo dài nhiều thập
kỷ qua ở châu Á – Thái Bình Dương.
“Trong
vài năm qua, Trung Quốc hành động không giống “một bên liên quan có trách
nhiệm” đối với luật pháp ở châu Á – Thái Bình Dương. Thay vào đó, họ hành
động như một kẻ chuyên bắt nạt”, ông McCain nhấn mạnh.
Không
những vậy, Trung Quốc giờ đã ngang nhiên chà đạp lên tất cả mọi cam kết, hứa
hẹn của họ trước đây với công luận.
Lời cam
kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại
Vườn Hồng, Nhà Trắng hồi tháng 9 hóa ra chỉ là “lời nói gió bay”, nói để cho
có, chứ không thực hiện.
Đối phó với dư luận quốc
tế sau khi bị phát giác đã triển khai hệ thống tên lửa đất – đối -
không HQ-9và đưa máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm,
thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) hay đang lắp đặt một hệ thống
radar tần số cao ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đều thể hiện thái độ
ngang nhiên, trắng trợn, sẵn sàng ăn miếng, trả miếng, “cào mặt ăn vạ”.
Hôm qua
(25/2), Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiên lớn tiếng cho
rằng, dư luận đang bị “lóa mắt” bởi sự thổi phồng bất tận của các phương tiện
truyền thông Mỹ về các thiết bị Trung Quốc đang triển khai. “Đầu tiên là hệ
thống tên lửa phòng không, đau đó là hệ thống radar và sau đó là các loại máy
bay khác nhau. Ai biết được ngày mai là loại trang thiết bị mới nào sẽ được
thổi phồng lên”.
Trong
khi đó, theo ông Ngô, Mỹ mới đích thực là phía thúc đẩy quân sự hóa tại Biển
Đông. Còn việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên những đảo và bãi đá
tại đó là thực sự cần thiết.
Ông Ngô
Khiên ngang ngược khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa là “lãnh thổ cố hữu” của
Trung Quốc và Bắc Kinh có quyền hợp pháp xây dựng các cơ sở phòng thủ bất kể
trong quá khứ hay hiện nay, bất kể tạm thời hay lâu dài cũng như bất kể đó là
loại trang thiết bị gì.
Chưa
hết, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đáp trả những phát biểu của tư lệnh Bộ chỉ
huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris khi cho rằng Trung Quốc đang mưu
tìm thế bá quyền tại khu vực Đông Á mà bằng chứng là những hoạt động quân sự
gần đây.
Ông Ngô
Khiên nói đô đốc Harry Harris đưa ra những phát biểu chỉ trích Trung Quốc như
thế trong khi đang tìm kiếm thêm ngân sách cho quốc phòng, và rằng Washington
đã sử dụng “tiêu chuẩn kép” để quy kết việc làm của Bắc Kinh là quân sự hóa
Biển Đông còn các chuyến tuần tra của Mỹ thì không phải như vậy.
Trước câu hỏi lo ngại
rằng Trung Quốc có thể đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở
Biển Đông, tương tự như những gì họ đã làm ở biển Hoa Đông cuối năm 2013,
phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc lặp lại những tuyên bố trước đó của
Bộ này là: Bắc Kinh có mọi quyền để làm như vậy, nhưng việc tuyên bố ADIZ
ở Biển Đông sẽ phụ thuộc vào mức độ mối đe dọa trên không mà Trung Quốc
phải đối mặt.
(Theo Năng
lượng Mới) Linh Phương
|
Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét