Theo Bộ Tài
chính, trong năm 2015, giá xăng, dầu đã được điều chỉnh giảm nhiều đợt,
liên Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải đã có các văn bản chỉ đạo về
tăng cường quản lý giá cước vận tải. Về cơ bản các đơn vị kinh doanh vận
tải đã kê khai giảm giá cước góp phần bình ổn giá thị trường chung và hài
hòa lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Từ đầu năm
2016 đến nay, giá xăng, dầu tiếp tục biến động giảm: xăng Ron 92 được điều
chỉnh giảm bốn lần, tổng mức giảm 2.650 đồng/lít (tỷ lệ giảm khoảng 16%); dầu
diezel 0,05S được điều chỉnh giảm ba lần, tổng mức giảm 2.400 đồng/lít (tỷ
lệ giảm khoảng 20%).
Nhằm tăng
cường quản lý giá cước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và
bình ổn giá cả thị trường chung, theo thẩm quyền quản lý chuyên ngành giao
thông vận tải, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Sở Giao
thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan
tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải. Trong đó:
Thứ nhất, yêu
cầu các đơn vị kinh doanh vận tải rà soát lại giá nhiên liệu hiện nay so
với giá nhiên liệu tính trong phương án giá cước đã kê khai liền kề trước
để xây dựng phương án giá, kê khai lại giá cước vận tải phù hợp với biến
động giảm giá nhiên liệu; phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin về mức
giá kê khai của các đơn vị vận tải trên cùng tuyến cố định để thống nhất
mức giá kê khai giữa hai đầu tuyến; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy
định về quản lý giá cước vận tải và kinh doanh vận tải theo quy định của
pháp luật.
Thứ hai, yêu
cầu các Hiệp hội vận tải ô tô tuyên truyền, vận động đơn vị vận tải trên
địa bàn thực hiện việc kê khai và niêm yết giá cước theo quy định và bảo
đảm nguyên tắc điều chỉnh giảm giá cước vận tải đường bộ theo quy luật thị
trường và phù hợp mức giảm giá nhiên liệu đầu vào; công khai các đơn vị
không kê khai và giảm giá cước theo yêu cầu, để cơ quan chức năng xử lý
theo thẩm quyền.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét