Bút phê chỉ
đạo nhưng Chủ tịch Đường sắt VN chuyển trách nhiệm nhập tàu cũ Trung Quốc sang
phía... tập thể!
Cập
nhật lúc 13:55
Ảnh minh hoạ
Từng "bút phê" yêu cầu thực hiện nhanh đầu tư
toa xe đã qua sử dụng từ Trung Quốc, song ông Trần Ngọc Thành khẳng định việc
này chỉ là nhất trí chủ trương nghiên cứu, chưa đến giai đoạn đầu tư nhưng
thừa nhận ý tưởng về việc nhập toa xe không phải là của nguyên Giám đốc
Đường sắt Hà Nội - Nguyễn Viết Hiệp - người vừa mất chức, mà là "của tập
thể".
Chủ trương đầu tư 160 toa xe chở hàng cũ từ Trung Quốc của
ngành đường sắt được hé lộ trước Tết Nguyên đán tiếp tục khiến dư luận chú ý
khi Bộ Giao thông vừa quyết định thành lập tổ công tác, kiểm tra quy trình
đầu tư trong vụ việc này tại Tổng công ty Đường sắt.
Ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch
HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Trước đó, một số tài liệu lưu trữ tại doanh nghiệp cũng
cho thấy chủ trương đầu tư các toa xe cũ này đã được lãnh đạo Tổng công ty
biết tới và cho ý kiến chỉ đạo, chứ không chỉ xuất phát từ Đường sắt Hà Nội.
Sau này, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt - Trần Ngọc Thành lại tuyên
bố trước báo chí “không chủ trương nhập toa xe cũ”, đồng thời nhận
định “đây là ý tưởng thụt lùi từ cấp dưới” và “chưa có báo cáo chính
thức nào lên lãnh đạo Tổng công ty".
Trao đổi với VnExpress về việc này, ông Trần Ngọc Thành
thừa nhận vào tháng 10/2014, Ban Kế hoạch – Kinh doanh của Tổng công ty
từng trình Chủ tịch và Tổng giám đốc, xin ý kiến về vấn đề này. Một ngày sau,
ông Thành bút phê vào văn bản: "Tôi nhất trí thực hiện nhanh chủ trương
đầu tư toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc. Đề nghị tổ chức triển
khai".
“Nhưng việc bút phê là để nắm bắt thông tin, khảo sát thực
tế xem có những loại gì, năm bao nhiêu, chất lượng thế nào, giá cả ra sao…
rồi tổng hợp, báo cáo lại để xem xét quyết định", ông giải thích.
Cũng theo nội dung văn bản nêu trên, tờ trình được Ban Kế
hoạch - Kinh doanh Tổng công ty thực hiện theo sự chỉ đạo “việc mua toa xe đã
qua sử dụng của Cục Đường sắt Côn Minh” hơn một tháng trước đó của Tổng giám
đốc Tổng công ty.
Ngoài ra, các tài liệu khác còn cho thấy cách đây gần
2 tháng, người đứng đầu Ban Giám đốc Tổng công ty – ông Vũ Tá Tùng đã ký công
văn yêu cầu Đường sắt Hà Nội cùng đơn vị thành viên khác "chủ động làm
việc với các cơ quan chức năng" về điều kiện nhập khẩu. Chỉ đạo này
cũng không yêu cầu doanh nghiệp báo cáo lên Chủ tịch hay Tổng giám đốc mà
phải qua các ban chức năng ở dưới.
Trong khi đó, việc gửi văn bản "vượt cấp" hỏi ý
kiến các Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Giao thông Vận tải của Đường sắt
Hà Nội sau này về điều kiện nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng của lãnh đạo
Đường sắt Hà Nội bị đánh giá là sai, dẫn tới quyết định điều chuyển lãnh đạo.
Trao đổi về chi tiết này, ông Trần Ngọc Thành giải thích văn bản nêu trên chỉ
mang tính đôn đốc cấp dưới, sau khi đơn vị này đã thực hiện chủ trương
khảo sát quá chậm.
Tuy nhiên vị Chủ tịch này cũng thừa nhận, ý tưởng về
việc nhập toa xe không phải là của nguyên Giám đốc Đường sắt Hà Nội - Nguyễn
Viết Hiệp - người vừa mất chức, mà là "của tập thể".
"Tôi không bao giờ đổ lỗi cho cấp dưới. Tôi là người
danh dự. Nếu nhận được lỗi cho cấp dưới tôi cũng sẵn sàng", ông Thành
nói thêm.
Hồ sơ lưu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho thấy,
đầu tháng 5.2014, tại thông báo gửi các đơn vị nhằm chuẩn bị chuyến thăm và
làm việc tại Trung Quốc, tới Cục Đường sắt Côn Minh của Chủ tịch Trần
Ngọc Thành, Tổng công ty nêu một số nội dung dự kiến làm việc, trong đó
đã đề cấp đến chủ đề “khảo sát thực tế và thảo luận mua xe hàng đã qua sử
dụng”.
Tuy vậy, ông Thành cho hay vì lý do đột xuất, ông đã không
tham gia chuyến công tác nói trên mà ủy quyền cho cấp dưới.
Theo Vnexpress
|
Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét