Phong danh
hiệu Anh hùng cho EVN:
Doanh nghiệp khác sẽ đến học tập EVN ở
điểm gì?
Cập nhật lúc 21:46
(Tin
tức thời sự) - Nếu phong Anh hùng Lao động cho EVN, thử hỏi các
doanh nghiệp khác sẽ đến học tập EVN ở điểm gì?.
Ông Nguyễn Sĩ
Cương, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại, Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh
Thuận đã bày tỏ quan điểm của cá nhân khi hay tin Ban thi đua
khen thưởng Trung ương đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi nhân dân
về danh sách các đơn vị được đề nghị phong
tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Không thể chỉ
xét quá trình
Theo đại biểu
Nguyễn Sĩ Cương, cá nhân ông không có nhiều thông tin về quá trình hình thành
cũng như thành tựu đạt được của ngành điện lực bởi vì thực ra xem xét cũng
phải nhìn nhận bằng cả quá trình.
"Tôi cho
rằng việc đề nghị này của Bộ Công thương có thể cũng có lý vì mấy chục năm
hình thành và phát triển của ngành thì người ta cũng muốn đến một lúc nào đó
đạt được danh hiệu cao quý. Điều đó rất bình thường.
Tôi không biết
trong báo cáo thành tích của EVN trình lên các cấp có thẩm quyền, rồi đề nghị
lên Ban thi đua khen thưởng Trung ương để được phong tặng danh hiệu Anh hùng
như thế nào.
Tuy nhiên với
quan điểm cá nhân thì đầu tiên phải thấy rằng cũng không phủ nhận thành tựu
của ngành điện lực đạt được trong mấy chục năm qua. Thực tế cả quá trình với
mốc thời gian như thế cũng là phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên trong
những giai đoạn gần đây sự phát triển của ngành điện lực không đạt được kỳ
vọng và không tương xứng với đầu tư của nhà nước dành cho ngành", ông
Cương nói.
Lý giải thêm về
quan điểm này ông Cương cho rằng thực tế nhiều yếu tố liên quan đến ngành
điện lựccòn rất thô sơ, thủ công, sự quy hoạch phát triển của ngành còn
nhiều vấn đề để nói.
Vấn đề này được
các đại biểu Quốc hội đề cập nhiều trong các phiên chất vấn, thảo luận. Bởi
vì mang tiếng là một doanh nghiệp nhưng ngành điện lại là doanh nghiệp nhà
nước, lại còn được độc quyền trong kinh doanh và mua bán điện.
Như vậy nhiệm
vụ đầu tiên là phải giúp cho nhà nước quy hoạch phát triển ngành điện. Nhưng
cho đến thời gian gần đây quy hoạch thủy điện phải bỏ đi mấy trăm dự án thì
đó là thể hiện sự quy hoạch không chuẩn.
Cứ nói thủy
điện là năng lượng sạch nhưng để có được nguồn năng lượng đó chúng ta phải
trả giá rất nhiều. Bởi vì mỗi nhà máy thủy điện mọc lên phải bỏ đi hàng nghìn
ha rừng. Sự phát triển ồ ạt thủy điện và nhất là thủy điện tư nhân trong thời
gian vừa qua nó thể hiện vai trò của ngành điện lực ở đây thế nào, trách
nhiệm đến đâu.
'Chưa kể việc
phát triển ồ ạt, ảnh hưởng đến môi trường nhưng rồi ngành điện có tận dụng
được sự phát triển đó không? Điều này thì điện lực tư nhân kêu ca rất nhiều
bởi vì họ lập nhà máy điện mà chỉ bán cho mỗi EVN, bị ép giá và gây khó khăn
nên họ rất khổ. Bởi vì họ tham gia vào quá trình sản xuất điện để bán với
mong muốn để phát triển thủy điện để giảm giá thành nhưng trong khi đó họ bị
o ép vô cùng. Tôi đã nhận được rất nhiều phản ánh về vấn đề này', đại biểu
Nguyễn Sĩ Cương nhấn mạnh.
Nếu việc xét
tặng danh hiệu chỉ xem xét quá trình thì EVN có thể đủ nhưng thời
điểm này khi người dân còn băn khoăn rất nhiều. Khi ngành điện vẫn còn đang
kêu lỗ. Rồi doanh nghiệp kêu lỗ hàng nghìn tỉ đồng và muốn chia lỗ đó vào giá
điện để đổ lên đầu người dân rồi muốn dân chấp nhận đó là anh hùng Lao động
thì thử hỏi có chấp nhận được không?.
Vì bất cứ lý do
gì để giải thích việc thua lỗ nhưng khi nhà nước trao danh hiệu Anh hùng Lao
động cho một doanh nghiệp thua lỗ thì khó chấp nhận.
Bấy lâu nay sự
tăng giá chủ yếu là để cải thiện cho ngành điện là chính (tăng lương, thưởng
và đầu tư ...) nhưng chỉ là lợi cho ngành điện nhưng không có lợi cho đất
nước và người dân đang chịu đựng điều này.
Dân sẽ không nghe đâu
Theo đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, một điểm
quan trọng nữa là ngành điện là ngành nhận được rất nhiều đầu tư từ
nguồn ngân sách của nhà nước. Có thể dùng chính tiền thu được từ tiền điện để
đầu tư ngược trở lại cho ngành. Thế nhưng lần nào đề xuất tăng giá ngành cũng
nói lấy tiền đó để đầu tư trở lại nhưng cụ thể đầu tư vào cái gì thì không rõ
nhưng mỗi khi cần làm việc gì lớn là lại tiền ngân sách.
Đặc biệt đầu tư trở lại khi phát triển
ngành điện, đơn giản như thủy điện đã làm mất rất nhiều diện tích rừng
nhưng trong đó tiền đầu tư để bảo vệ môi trường, trồng bù khôi phục lại môi
trường thì ngành điện đã làm được gì?. Những điều này cần phải được nhìn nhận
đánh giá đúng mức.
Một vấn đề nữa là giá điện. Ngành điện
lực trong lộ trình của mình liên quan đến điện cho đến bây giờ không đạt được
kỳ vọng mong mỏi của người dân. Bằng chứng là giá điện luôn luôn tăng.
'Tất nhiên việc tăng giá điện đã được
Chính phủ xem xét một cách rất kỹ lưỡng và có trách nhiệm để không bị tăng
nóng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và chính cuộc sống của người dân. Tuy
nhiên nội lực bản thân ngành điện làm gì đầu tư vào để giúp cho việc giảm giá
thành thì chưa rõ', ông Cương nói.
Đại biểu Cương vì dụ, thử nhìn
sang các nước bên cạnh xem có thấy một lực lượng hùng hậu hàng tháng vác
tháng vác thang đi ghi số điện hay không?. Họ đã sử dụng điện tử từ lâu để
việc thu tiền điện vừa chính xác vừa chi phí vào nhân lực và giảm giá thành.
Đó là chưa kể giá điện thực hiện lộ
trình chống độc quyền để giảm giá thành điện thể hiện hết sức yếu kém', ông
Cương nói thẳng.
Vị đại biểu Quốc hội này cũng cho rằng
về thành tựu đạt đến mức nào đó có thể không phải người nào cũng tiếp cận
được bản báo cáo nhưng điều ai cũng nhìn thấy là phải đạt đến sự cải tiến,
những thứ để cho người dân hưởng lợi.
Đó là chưa kể chuyện cứ mỗi lần tăng
giá điện lại được ngành điện tính toán một cách rất cụ thể và khéo léo để
thời điểm rơi đúng vào dịp bước sang mùa hè. Khi đó người dân giật mình ngã
ngửa vì hóa đơn tăng thì sẽ được giải thích rằng do bước sang mùa hè, thời
tiết nắng nên sử dụng nhiều..
"Vậy thì bây giờ nếu phong Anh
hùng Lao động cho EVN, thử hỏi các doanh nghiệp khác sẽ đến học tập EVN ở
điểm gì? Anh là lá cờ đầu, là anh hùng lao động trong số những doanh nghiệp
được tặng phần thưởng cao quý tức là phải có rất nhiều thành tích. Vậy thành
tích đó là gì?, có đáng để các doanh nghiệp khác học tập không thì cần phải
chỉ ra", ông Cương đặt câu hỏi.
'Hy vọng báo chí là kênh thông tin giúp
cho Ban thi đua khen thưởng Trung ương có nhiều thông tin để xem xét, cân
nhắc có quyết định đúng để công tác thi đua khen thưởng phải đạt được mục
đích của nó", ông Cương nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
Bích Ngọc ghi
|
Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét