'Giá xăng VN đi ngược thế
giới'
Cập nhật lúc 20:00
Giá xăng trong nước đang đi ngược với
thế giới khi tăng liên tiếp hơn 3.100 đồng trong vòng 15 ngày khiến nhiều
ĐBQH không đồng tình.
ĐB Trần Hoàng
Ngân (TP.HCM) nói với báo chí bên hành lang QH hôm nay khi dẫn chứng,
giá xăng dầu thế giới đang biến động khó lường, nhất là trong ngày 20 và 21/5
giá thế giới đã giảm nhưng VN lại điều chỉnh tăng.
Theo ông, trong khi giá xăng dầu các
nước được điều chỉnh từng ngày thì tại VN thời gian điều chỉnh tới 15 ngày.
“Việc điều chỉnh giá xăng dầu của ta
dựa vào một chu kỳ nhất định, một thời gian nhất định chứ không căn cứ vào
biến động từng ngày. Thời điểm công bố giá xăng trong nước không phù hợp với
giá xăng thế giới tạo ra sự căng thẳng cho người tiêu dùng”, ông Ngân nói.
Ông kiến nghị cần rút ngắn thời gian
điều chỉnh giá xăng, tạo thói quen cho người dân về sự lên, xuống. Chỉ có như
vậy mới không tạo ra những cú sốc về giá.
"Vấn
đề là làm sao giám sát được hiệu ứng domino từ giá xăng dầu đến giá cả khác.
Tôi cho rằng QH nên có một giám sát chuyên đề về giá xăng dầu. Bởi lẽ, đây là
vấn đề thiết yếu trong đời sống hàng ngày và được nhân dân rất quan tâm”, ông
Ngân đề xuất.
Tăng thì nhanh,
giảm thì chậm
Cũng từ hành lang QH, nói với báo giới,
ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị phải công khai minh bạch giá xăng từ giá nhập,
lỗ, lãi... và QH nên có giám sát chặt chẽ.
Theo bà An, giá
xăng tăng nhanh, giảm chậm khiến dân kêu vì ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
của nhân dân. VN đã theo cơ chế thị trường, đương nhiên giá xăng tăng là theo
thị trường, đó là tất yếu trong nước và thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN phải có sự quan tâm của Nhà nước.
Trong khi đó, nhấn mạnh yếu tố thời
điểm, ĐB Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc tăng
giá xăng hiện tại chưa phù hợp, nhất là khi sản xuất mới bắt đầu khôi phục,
doanh nghiệp mới bắt đầu dễ thở hơn.
Theo ông Kiêm, việc áp dụng theo nguyên
tắc thị trường một cách kiên quyết, mạnh mẽ là tốt nhưng trong lúc này, tăng
một lúc cả điện, nước, xăng dầu, tỉ giá... có thể gây sức ép đối với doanh
nghiệp, đặc biệt là đẩy chi phí và giá thành tăng nhanh, sức cạnh tranh bị
hạn chế.
(Theo VietNamnet) Thúy Hạnh - Thu Hằng - Ảnh: Minh Thăng
|
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét