Công ty Dược
phẩm Nhất Nhất quảng cáo thực phẩm chức năng "chữa được bệnh"
Cập
nhật lúc 09:35
Trong
clip quảng cáo thực phẩm chức năng Trứng cá Nhất Nhất, doanh nghiệp sản xuất
khẳng định loại sản phẩm này có khả năng trị chứng bệnh trứng cá.
Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người, bên cạnh sản phẩm
thuốc thì sản phẩm thực phẩm chức (TPCN) xuất hiện ngày một nhiều trên thị
trường với đủ chủng loại, nguồn gốc từ trong nước đến nhập khẩu.
Tuy nhiên đã có không ít TPCN đang được doanh nghiệp sản
xuất quảng cáo như “thần dược”, thậm chí quảng cáo trị được bệnh khiến người
tiêu dùng hiểu lầm là thuốc.
Không khó để phát hiện những clip quảng cáo này trên các
phương tiện truyền thông.
Một trong những quảng cáo TPCN được cho vi phạm quy định
của pháp luật cũng như khiến người dùng hiểu lầm là thuốc chính là quảng cáo
thực phẩm chức năng Trứng cá Nhất Nhất do Công ty Dược phẩm Nhất Nhất (Đống
Đa, Hà Nội) sản xuất.
Cụ thể trong clip quảng cáo TPCN Trứng cá Nhất Nhất, thông
qua hình ảnh hai diễn viên một nam một nữ trẻ bị mụn trứng cá và lo lắng
chứng bệnh này, Công ty Dược phẩm Nhất Nhất đã đưa ra nguyên nhân gây ra mụn
trứng cá trên mặt, trán, lưng như phong nhiệt, huyết nhiệt, độc nhiệt...
Tiếp sau đó là hình ảnh sản phẩm Trứng cá Nhất Nhất được
xuất hiện trong clip.
Cùng với việc xuất hiện sản phẩm Trứng cá Nhất Nhất, hai
diễn viên trong clip thể hiện hành động uống sản phẩm Trứng cá Nhất Nhất.
Song song với hình ảnh đó, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
TPCN Trứng cá Nhất Nhất đưa ra một loạt công dụng của sản phẩm này: Tăng
cường thanh giải nhiệt độc, làm giảm viêm, xưng, tấy, đỏ, đau. Trị mụn trứng
cá, hạn chế sẹo các vết thâm nám, ngăn ngừa hiệu quả mụn trứng cá tái phát.
Tuy là thực phẩm chức năng (TPCN) tuy nhiên khi xem clip quảng
cáo, tuyệt nhiên người tiêu dùng không thể nghe hoặc thấy bất cứ dòng chữ nào
ghi nội dung:“Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế
thuốc chữa bệnh”.
Một điều đáng nói nữa là trong quảng cáo TPCN Trứng cá Nhất
Nhất, doanh nghiệp sản xuất còn khẳng định sản phẩm này trị được mụn trứng
cá, trong khi đó mụn trứng cá là một loại bệnh.
Trong y học, Mụn trứng cá là bệnh da liễu thường xảy ra ở
vùng nang lông và các tuyến bã. Một số nguyên nhân gây ra mụn trứng cá thường
gặp như sự tăng tiết bã nhờn, sừng hóa hay một số phản ứng viêm.
Theo Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), Trứng cá Nhất Nhất
thuộc nhóm thực phẩm chức năng có tiêu chuẩn sản phẩm số: TCSP 4563/2014/ATTP-XNCB.
Đồng thời sản phẩm này được Cục An toàn Thực phẩm cấp Giấy xác nhận nội dung
quảng cáo số 989/2014/XNQC-ATTP.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về
quy định đối với quảng cáo sản phẩm TPCN, TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng
Cục An toàn Thực phẩm cho biết, theo quy định tại Thông tư Số: 08
/2013/TT- BYT khi quảng cáo trên truyền hình và radio phải chạy hoặc đọc dòng
chữ “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc
chữa bệnh”.
Cũng theo TS Nguyễn Thanh Phong, đối với những TPCN được
cấp phép trước khi ra đời Thông tư 08 (có hiệu lực từ 26/4/2013), Cục An toàn
Thực phẩm có công văn nhắc nhở doanh nghiệp phải bổ sung.
Như vậy có thể khẳng định clip quảng cáo TPCN Trứng cá Nhất
Nhất của Công ty Dược phẩm Nhất Nhất đang sai phạm nghiêm trọng quy định của
pháp luật.
Được biết ngoài TPCN Trứng cá Nhất Nhất, Công ty Dược Nhất Nhất
còn 9 sản phẩm TPCN khác như: Sáng Hồng Nhất Nhất; Phụ khang Nhất Nhất;
Tiền liệt tuyến Nhất Nhất; Đường huyết Nhất Nhất; TPCN BiBula, Adam Nhất
Nhất, Tố Nữ Nhất Nhất, Kaminda.
Thông tư số: 08/2013/TT-BYT, Thông tư hướng dẫn về quảng cáo
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Điều 3 . Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm
1. Quảng cáo thực phẩm khi chưa có giấy xác
nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
2. Quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng. 3. Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. 4. Quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm. 5. Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bằng các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. 6. Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm. 7. Các hành vi cấm khác đã được pháp luật về quảng cáo quy định.
(Theo
Giáo Dục VN) Mai Anh
Hiện rất nhiều loại thực phẩm chức
năng được quảng cáo khiến mọi người chỉ có thể hiểu đó là thuốc, thậm chí như
“thuốc tiên”! Câu sau cùng thường là "Sản phẩm này không phải là thuốc và không
có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" và được đọc rất nhanh. Làm như vậy họ cốt để lách luật và né trách nhiệm
pháp lý mà thôi. Vấn đề cần chấn chỉnh chính là với cơ quan kiểm duyệt cấp
phép quảng cáo, họ đã tiếp tay cho quảng cáo sai.
Thương Giang
|
Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét