Chiến dịch cuối cùng của người Mỹ tại
Sài Gòn 40 năm trước
Cập nhật lúc
15:21
Trong khi những chiếc trực thăng đậu sẵn trên nóc Sứ quán Mỹ để chuẩn
bị bay khỏi Sài Gòn, toán lính thủy quân lục chiến Mỹ bên trong tòa nhà hối
hả chạy đi khóa các cánh cửa ngăn mỗi tầng lầu với nhau nhằm cản trở dòng
người người Việt Nam hoảng loạn tìm đường lên trực thăng, những ngày cuối
cùng của tháng 4.1975.
Toán lính Mỹ biết rằng nếu đám đông
tràn lên đến tầng thượng, họ chắc chắn sẽ bị lấn át bởi hàng trăm người tuyệt
vọng đang tìm cách giành chỗ ngồi trên một trong những chuyến trực thăng cuối
cùng rời khỏi Sài Gòn, theo bài viết trên AP ngày 30.4.2015.
Vào thời điểm đó, với súng phun lửa,
những người lính thuỷ quân lục chiến Mỹ chốt chặn cánh cổng tầng thượng Sứ
quán Mỹ trong tư thế chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất khi đám đông
người Việt Nam tụ tập bên ngoài đã xô ngã một xe cứu hỏa để băng qua cổng
vào tòa nhà.
Họ có thể nghe thấy tiếng động hôi của
bên trong tòa nhà đại sứ quán và nhìn thấy mọi thứ, từ những cái gối cho đến
chiếc tủ lạnh bị khiêng ra khỏi các văn phòng.
Trên đường phố, nhiều người lính VNCH
cởi bỏ quân phục, vất chúng trên đường để khỏi bị quân Giải phóng nhắm bắn.
Trời vẫn còn tối khi ông đại sứ Mỹ
Graham Martin lên trực thăng rời khỏi Sài Gòn vào khoảng 5 giờ sáng ngày
30.4.1975. Một thông báo từ liên lạc vô tuyến cho biết: “Cọp đã ra đi”. Cọp
là mật danh của đại sứ Mỹ và thông báo này mang ý nghĩa là nhà ngoại giao Mỹ
đã thoát an toàn.
Đến khi trời sáng hẳn, những người lính
thủy quân lục chiến Mỹ còn sót lại tại Sứ quán nhận ra họ đã bị bỏ quên. Phi
công trực thăng khi đó đã hiểu nhầm rằng thông báo nói trên có nghĩa là mọi
người đều đã được sơ tán.
Toán lính thủy quân lục chiến Mỹ không
có cách nào để liên lạc với các phi công có nhiệm vụ sơ tán những người Việt
Nam và người Mỹ ra các tàu sân bay neo đậu ngoài khơi, vì sóng liên lạc vô
tuyến của họ không phát xa đến đó.
Thế là những người lính Mỹ cuối cùng
tại Việt Nam này bị kẹt lại trên nóc Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, với hy vọng ai đó
sẽ nhận ra họ vẫn còn ở đây trước khi quân Giải phóng tiến vào.
Dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền
Nam Việt Nam, nhóm cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ bị kẹt lại Sài Gòn nói
trên đã quay lại thăm TP.HCM, tham dự một buổi lễ kỷ niệm tại Lãnh sự quán
Mỹ, nơi từng là Sứ quán Mỹ.
Những cựu binh này từng được giao nhiệm
vụ bảo vệ Sứ quán và giúp sơ tán những công dân Mỹ cuối cùng rời khỏi Sài Gòn.
Những ngày trước khi Sài Gòn thất thủ,
đã có thông tin quân Giải phóng đang tiến nhanh về phía nam, giải phóng được
nhiều cứ điểm quan trọng từ tay quân đội Nam Việt Nam. Ai cũng hiểu rằng
việc Sài Gòn thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhiều người Mỹ và những
người Việt Nam thân cận với chính quyền VNCH khi đó đã bắt đầu được sơ tán
bằng máy bay vận tải quân sự.
Hạ sĩ John Stewart, giờ đã 58 tuổi,
được giao nhiệm vụ lái một chiếc xe buýt đi khắp Sài Gòn để đón những người
cần được sơ tán. Khi đó ông mới 18 tuổi và mới đến Việt Nam được vài tuần.
Ông nhớ lại rằng mình và những đồng đội
đã rất hoảng sợ sau khi có 2 lính thủy quân lục chiến Mỹ thiệt mạng vì một
quả đạn pháo vào ngày 29.4.1975 trong lúc đang đứng gác tại sân bay Tân Sơn
Nhất. Họ là những người lính Mỹ cuối cùng chết trong một cuộc chiến do Mỹ
tiến hành đã cướp đi sinh mạng của khoảng 58.000 người Mỹ, theo AP.
Cũng như hạ sĩ
John Stewart, trung sĩ Kevin Maloney, hiện 62 tuổi, cũng được giao nhiệm vụ
lái xe đi đón người.
Khi đang chạy
trong Sài Gòn, ông chợt bắt gặp cái nhìn của một cậu bé có mái tóc màu nâu
nhạt. Mặc dù được lệnh chỉ đón người Mỹ, nhưng Maloney đã đẩy cậu bé và mẹ
cậu lên ngồi ở hàng ghế trước vì biết rằng nhiều khả năng đây là con của một
người lính Mỹ. Ông không rõ hai mẹ con có qua được Mỹ như nhiều người Việt
Nam đã làm được sau đó không.
Do không thể sơ
tán từ sân bay Tân Sơn Nhất vì bị pháo kích, trực thăng Mỹ được lệnh hạ cánh
xuống tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn để chuẩn bị cho những chuyến bay cuối cùng tại
đây.
Maloney sau cùng
cũng tới được Sứ quán Mỹ để hỗ trợ. Ông nhớ lại đã phải trải qua nhiều giờ
đồng hồ di chuyển trên bức tường bao bọc tòa đại sứ để giúp kéo người Mỹ và
nhân viên các nước khác khỏi đám đông đang chen lấn bên ngoài để đưa vào bên
trong chờ trực thăng chở đi.
Ông nắm lấy tay
họ, kéo họ lên, trong khi phải đấm đá những người Việt Nam cố tìm cách leo
vào trong. Maloney để khẩu súng lục của mình trong tòa đại sứ vì sợ rằng
trong lúc hỗn loạn, có người giật khỏi bao và nã vào đám đông hàng ngàn người.
Cảnh tượng lúc đó
hỗn loạn đến nỗi trung sĩ Don Nicholas, hiện 62 tuổi, đã được lệnh phải đến
gác tại văn phòng tùy viên bên trong Sứ quán để canh hàng triệu USD tiền mặt
trước khi số tiền này bị đốt đi và tòa nhà bị phá hủy để ngăn đối phương lấy
được những tài liệu mật.
Ông Nicholas sau
đó đứng gác tại đại sứ quán và bị sốc khi chứng kiến một người Việt Nam giẫm
phải chông sắt trên cánh cửa tòa nhà khi đang cố leo vào bên trong. Những
người khác bắt đầu van xin sẵn sàng đánh đổi bất kỳ thứ gì để được vào trong.
“Nhiều phụ nữ nói:
‘Hãy cho chúng tôi vào, chúng tôi sẽ ngủ với anh. Vàng đây. Tôi có tiền này.
Trang sức đây. Xin hãy cho tôi vào!’. Đó là toàn bộ những gì tôi nghe được
trong suốt 48 tiếng đồng hồ”, ông Nicholas kể lại.
Sáng 30.4.1975, khi được lệnh rời bỏ vị
trí để chuẩn bị sơ tán, toán thủy quân lục chiến Mỹ tại Sứ quán Mỹ di chuyển
lên trên nóc tòa nhà. Nhiều người trong số này đã không ngủ 2, 3 ngày liền và
còn chạy được nhờ dùng thuốc kích thích adrenalin. Có khoảng 80 người tụ tập
trên sân thượng Sứ quán Mỹ vào thời điểm đó, chờ đợi và hy vọng có thêm
trực thăng quay lại đón họ đi.
Vài tiếng đồng hồ trôi qua. Chẳng có
chiếc trực thăng nào quay lại.
“Họ hoàn toàn quên chúng tôi. Mọi người
ai cũng trầm tư. Tôi thì nghĩ: “Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đây?”. Điều tôi
sợ nhất rằng không biết liệu họ (quân Giải phóng) có thể nã pháo trực tiếp
vào bãi đáp trực thăng không, điều gì có thể ngăn họ nã pháo trực tiếp lên
nóc tòa nhà đây”, thượng sĩ Juan Valdez, giờ đã 77 tuổi, nhớ lại.
Toán lính thủy đánh bộ Mỹ chuyền tay
nhau một chai rượu whiskey và chờ đợi. Cuối cùng, họ cũng nghe thấy tiếng
cánh quạt trực thăng. Họ vất bỏ nón và túi xách để giảm tải cho trực thăng và
cố nhét càng nhiều người lên máy bay càng tốt. Sau khi nhìn lại lần cuối để
đảm bảo rằng người của mình đã đi hết, ông
Trên chuyến bay trước chuyến chở ông
Valdez, trung sĩ Douglas Potratz, hiện đã 60 tuổi, nhìn thấy nhiều nơi tại
Sài Gòn đang bốc cháy.
“Khi ấy tôi cảm thấy buồn vì tôi thấy
giống như chúng tôi đã thất trận và có quá nhiều sinh mạng mất đi trong cuộc
chiến này”, ông Potratz hồi tưởng.
Cảnh tượng những người phụ nữ và những
đứa trẻ gào khóc ngoài Sứ quán xin được vào bên trong đã ám ảnh ông trong
những giấc ngủ suốt nhiều năm liền. Tuy nhiên, Potratz cho biết việc quay lại
thành phố Hồ Chí Minh sau 40 năm cùng các đồng đội năm xưa giúp chữa lành nỗi
ám ảnh trong ông.
“Được nhìn thấy Việt Nam đang phát
triển giúp tôi có chút thanh thản trong tâm trí và cho phép tôi vượt qua về
mặt tinh thần… Mọi thứ đang tiến triển. Mọi thứ đang tiến về phía trước, tôi
đã có thể để lại quá khứ sau lưng và có được những ký ức đẹp đẽ hơn về đất
nước này, thay vì chỉ toàn những kỷ niệm xấu”, cựu chiến binh Mỹ
Potratz chia sẻ.
(Theo Thanh Niên) Hoàng Uy
|
Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét