Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Mô hình kinh tế kỳ lạ và lỗ hổng chết người

 Cập nhật lúc 13:44


 Ngước đôi mắt” to tròn hay ti hí mắt lươn”  dù có “cận hay viễn “nhìn ra thế giới ai cũng nhận ra rằng dù ở thời đại “cổ hay kim” ta cũng không tìm thấy một “quốc gia” nào có hình thức, cơ chế điều hành  nền kinh tế được “sở hữu” bằng thứ chính sách “siêu đẳng và đương đại” như của Việt Nam với khẩu hiệu kinh tế Việt Nam là “nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường có định hướng XHCN”.
 
Để đất nước phát triển, các thành phần kinh tế cần một môi trường đầu tư công bằng và minh bạch.
Sự kỳ lạ hay là quen rồi nhỉ: Với một thời gian dài chúng ta tự cho mình một quyền “sở hữu” chính sách vận hành kinh tế theo cơ chế” kinh tế thị trường,có định hướng XHCN”  đã được hiểu  theo nghĩa việc kinh doanh của các “thành phần kinh tế chủ đạo” phải  gắn liền với nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội; Do vậy  các “cục cưng“ của thành phần kinh tế là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được giao cùng một lúc làm hai nhiệm vụ, kinh doanh theo cơ chế thị trường “lấy lãi”  và thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội;
Đây thực sự là một kiểu điều hành kinh tế “chẳng giống ai" do vậy  làm cho kinh tế thị trường thực sự bị bóp méo, triệt tiêu sự cạnh tranh trên thương trường vốn có tự nhiên của nó “ thương trường là chiến trường “bị mất ngay khi ra đời từ đó phát sinh sự bảo hộ cho độc quyền, bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo kẽ hở cho các “ông lớn” trục lợi, gây khó khăn cho việc điều hành, quản lý của nhà nước, gây  hậu quả nặng nề làm cho vốn nhà nước bị thất thoát, hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước ngập trong nợ nần, nguy cơ phá sản là đương nhiên, kìm hãm sự phát triển của đất nước nguy hại hơn đây chính là cơ hội cho nhóm lợi ích tồn tại và phát triển tham nhũng tràn lan.
Sự hiện diện của cơ chế này thực sự là vô lý và vô duyên ai cũng hiểu chỉ mình ta không hiểu thế là ta được mang danh độc quyền sở hữu một loại hình cơ chế phát triển kinh tế Việt Nam thời đương đại chẳng giống ai! “một khái niệm vô hình phi thực tế, không nhìn thấy và cũng chẳng thể tìm thấy” vậy mà ta cứ đòi đi tới! 
Ngước đôi mắt "to tròn hay ti hí mắt lươn”  dù có “cận hay viễn"  nhìn ra thế giới ai cũng nhận ra rằng ở  mọi thời đại “cổ hay kim” ta cũng  không tìm thấy một quốc gia nào có cách thức, cơ chế điều hành  nền kinh tế được sở hữu bằng thứ chính sách “siêu đẳng và đương đại” như của Việt Nam với khẩu hiệu kinh tế Việt Nam là “nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường có định hướng XHCN”! Trên thế giới đều coi và thừa nhận việc các doanh nghiệp  kinh doanh theo kinh tế thị trường hoàn toàn độc lập với  nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội được tách bạch một cách rõ nét với tất cả các thành phần kinh tế trong một nền kinh tế phát triển theo quy luật tự nhiên của nó.
Sự thực ta cứ "khoác cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" mang lại nhiều cái “hại” hơn là cái “lợi”. Vì doanh nghiệp nhà nước được coi là vai trò chủ đạo của nền kinh tế nên chúng được coi như là con đẻ của Nhà nước, còn các thành phần kinh tế khác thì như con ghẻ vậy, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh tại môi trường kinh doanh gọi là thị trường. Sự thực, tư doanh không thể nào cạnh tranh với quốc doanh. Rồi vì nhiều lý do, Nhà nước tạo ra độc quyền nhiều lĩnh vực, chỉ có quốc doanh mới được làm, khiến cho người tiêu dùng phải trả giá cao mà không có lựa chọn nào khác. Viễn thông trước đây và bây giờ là điện lực là những ví dụ rõ nhất.

Mà kinh tế học tự nhiên là sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm tới nơi sử dụng hiệu quả nhất gọi là "thị trường", thì sự tồn tại của Doanh nghiệp Nhà nước lại đảo ngược lại toàn bộ nguyên lý của kinh tế học tự nhiên ấy. Cho dù khu vực Doanh nghiệp Nhà nước hấp thụ rất nhiều nguồn lực xã hội, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn nhiều so với khu vực kinh tế tư nhân, nhưng vì là “con đẻ” của Nhà nước, là công cụ của Nhà nước nhằm quản lý xã hội nên lại được ưu ái rất nhiều các nguồn lực từ đất đai, tài nguyên tới nguồn vốn, tới chính sách. Các DNNN này lại trực thuộc các Bộ nên chẳng khác nào “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, các DNNN như sân sau của Bộ, các chính sách được tạo ra nhằm phục vụ cho nhóm này. Dần dà, DNNN với giới chức chính quyền trở thành các nhóm lợi ích, liên minh cấu kết với nhau nhằm duy trì sự tồn tại của khối quốc doanh nhằm khai thác “bầu sữa” ngân sách. Từ đây mới nảy sinh tham nhũng, lãng phí vì người ta không quan tâm tới hiệu quả kinh tế mà chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Và do đó, bất cứ đề xuất nào nhằm xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước cũng sẽ bị những nhóm lợi ích phản đối bằng lý do chính trị mang tính hù dọa những lãnh đạo kém hiểu biết nhưng thừa nhiệt tình cách mạng. Kết quả là hàng loạt tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước làm ăn thua lỗ triền miên nhưng vẫn tồn tại qua nhiều năm, sống thoải mái bằng sự che chở của ngân sách nhà nước, gây thất thoát không biết bao nhiêu tiền của mà “đỉnh cao của thất bại” là sự sụp đổ của Vinashin, rồi tham nhũng ở Vinalines... và hàng loạt các nhà băng ... 
Đã gọi là kinh tế thị trường đúng  nghĩa thì các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trên thương trường, họ được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, họ có quyền lựa chọn các việc kinh doanh trên cơ sở có lợi nhuận thì làm, từ chối những việc không phát sinh lợi nhuận, chỉ chịu trách nhiệm với xã hội thông qua việc nộp đầy đủ thuế cho nhà nước và tuân thủ các quy định của nhà nước thông qua các luật “quyền đi liền nghĩa vụ" với một hành lang pháp lý rõ ràng. Khi nền kinh tế vận hành một cách đầy đủ theo quy luật của sự phát triển kinh tế tự nhiên. Doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, tuân thủ pháp luật thì tồn tại, hoạt động kém hiệu quả, vi phạm pháp luật thì phá sản là đương nhiên có khai sinh thì có khai tử theo đúng quy luật phát triển. Mọi hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế được công khai và minh bạch, xã hội phát triển hài hòa, các doanh nghiệp được đối xử công bằng không có sự can thiệp của nhà nước.
Nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội là trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước lấy nguồn thu từ thuế và các nguồn khác của nhà nước làm nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội qua các quỹ phúc lợi xã hội, các công ty công ích của nhà nước để thực hiện những công việc các doanh nghiệp khác  không làm do không có lợi nhuận hoặc khó khăn và hỗ trợ cho người nghèo. Những công ty công ích của nhà nước hoạt động theo sự chỉ đạo của nhà nước không lấy lợi nhuận làm mục đích mà lấy trách nhiệm thay mặt nhà nước làm công tác chính trị và an sinh xã hội là chính nhà nước sẽ dùng nguồn vốn của nhà nước để các công ty này hoạt động và bù đắp chi phí cho các công ty này trên cơ sở quản lý, chỉ đạo của nhà nước một cách chặt chẽ và minh bạch.
Thực tế vài thập niên qua vấn đề ở Việt nam sự “nhập nhèm trong quản lý, sự bất minh ngay trong luật pháp và chính sách” nó cứ “trơ trơ tồn tại" và thể hiện một cách hiển nhiên như việc  giao cho doanh nghiệp cùng một lúc hai nhiệm vụ kinh doanh bảo toàn vốn và có lãi cùng với thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội là một việc tạo ra kẽ hở vô cùng lớn vì chẳng có pháp chế nào thực hiện được khi tất cả các chế tài đều bị chính cơ chế chính sách “vô hiệu hóa”!
Cụ thể các “cục cưng” của nền kinh tế khi kinh doanh bị mất vốn, bị lỗ, đều có chung điệp khúc và có hàng tỷ lý do đổ lỗi do việc phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội của nhà nước giao, họ phải đầu tư vào những vùng sâu vùng xa, vào những việc khó khăn  không phát sinh lợi nhuận  nên xảy ra như vậy, chứ không phải do chính họ là người do vô trách nhiệm, do trình độ kém để xảy ra như vậy. Và nếu có xảy ra thì người đứng đầu lại chỉ bị phê bình, khiển trách cùng quá thì mắc tội “vô ý, cố ý làm trái trong quản lý gây hậu quả nghiêm trọng. tội nhẹ như lông hồng”…
Một sự thật rất vô lý mà ai cũng nhận ra “phần sở hữu nhà nước” mà nhà nước là của dân, do dân và vì dân nhưng thực tế Nhà nước và người dân không thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước - những “cục cưng” của nền kinh tế đương đại Việt Nam, không thể tách bạch được đâu là hoạt động kinh doanh, đâu là nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội. Toàn bộ hoạt động của các “ông lớn” được nằm trong bí mật nội bộ, không công khai, không minh bạch, không thể biết được vốn giao của nhà nước được dùng vào việc gì kinh doanh hay thực hiện nhiệm vụ được giao. Những thất thoát vốn, lỗ, công nợ triền miên do đâu, kinh doanh  bị lỗ hay đầu tư  thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội, không quy được trách nhiệm cho ai và thế rồi “trăm dâu lại đổ đầu tằm nhà nước và nhân dân phải gánh”. Cụ thể khi hoạt động yếu kém mất vốn của nhà nước, lỗ triền miên, nợ nần ngập đầu nhưng họ vẫn vô can, vẫn lĩnh lương thưởng cao còn lỗ thì nhà nước, nhân dân gánh chịu. Các "ông trời con" nắm giữ tiền bạc của nhà nước của  nhân dân, nhưng được hưởng đặc quyền đặc lợi thả sức tiêu tiền một cách vô tội vạ, thả sức độc quyền triệt hạ các doanh nghiệp khác mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm cá nhân nào. Như dư luận thường nói “đấy là các ông giời con tiêu tiền chùa”!
Một thực tế diễn ra thường xuyên và đúng định kỳ khi hoạt động kém hiệu quả các ông lớn lại kêu gào nhà nước phải hỗ trợ bằng cơ chế đặc thù để bù đắp lỗ, bằng hỗ trợ giảm thuế, bằng tăng giá để bù đắp, tạo nhóm  độc quyền để trục lợi, tạo ra những nhóm lợi ích câu kết chặt chẽ với nhau bằng cơ chế để tham nhũng, để trục lợi  gây thất thoát tài sản của nhà nước. Một thị trường méo mó, triệt tiêu những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đơn thuần không được hưởng quy chế ưu đãi như các “cục cưng” của nền kinh tế vì không thể cạnh tranh, làm thị trường mờ ảo không minh bạch như ma trận, làm nản lòng các nhà đầu tư, tạo ra sự những sự bất hợp lý, vô lý như khi giá thị trường thế giới xuống  thì “ông lớn” lại tăng giá, tạo ra những cú tăng giá bất hợp lý đánh vào người dân, làm giảm nguồn thu của nhà nước, và quan trọng nhất là làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ là mất mát lớn nhất mà chúng ta phải gánh chịu.
Hệ lụy của cơ chế chính sách điều hành nền kinh tế theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”; cùng một lúc giao cả hai nhiệm vụ vừa kinh doanh theo kinh tế thị trường vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh cho doanh nghiệp nhà nước sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, cho đất nước không khác gì hành động“ trộn sữa với mắm tôm  vì cả hai đều là chất đạm để có một thứ chất có nhiều đạm hơn”kết quả chúng ta sẽ nhận được một thứ không ai có thể tiêu hóa được.

 
Sản phẩm của "sữa trộn mắm tôm"
Vừa qua với sự sáng suốt trong lãnh đạo, điều hành Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  đã  nhận ra sự bất hợp lý này nên tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2015 Thủ tướng đã chỉ đạo “kinh tế thị trường là thế nào, định hướng XHCN là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”. 
“Tất cả phải đi vào kinh tế thị trường và đã là kinh tế thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường, và thị trường thì phải công khai minh bạch, bình đẳng.”
Còn định hướng xã hội chủ nghĩa là nhà nước sẽ dùng  chính sách, dùng ông cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại, bảo đảm cho công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…
Có thể hiểu trong lĩnh vực kinh tế nền tảng của sự phát triển là các doanh nghiệp được tự chủ, phải kinh doanh theo kinh tế thị trường phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, phải hoạt động có lãi, hoạt động một cách công khai, minh bạch, công bằng, cạnh tranh một cách lành mạnh theo quy định của pháp luật thông qua hành lang pháp lý hoàn chỉnh và nghiêm minh. Thị trường minh mạch và lành mạnh cần có một bản báo cáo tài chính của tất cả các thành phần kinh tế là con số thực nó phản ánh đúng phương trình kế toán nguyên thủy và hiện đại là “tổng tài sản có = vốn sở hữu chủ + nợ phải trả “ khi nào vế thứ 1 lớn mà vế phần 2 của vế phải về mo là “zezo” thì điều đó thực sự là đích đến của thành công trong kinh doanh.
 Hiển nhiên ở chế độ xã hội nào cũng vậy nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội là việc của nhà nước, nhà nước thông qua các quỹ phúc lợi, các công ty công ích, dung ngân sách nhà nước để hoạt động theo nhiệm vụ của nhà nước giao, lấy mục tiêu chính trị, an sinh xã hội làm mục đích chính, để đầu tư vào những lĩnh vực khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, những lĩnh vực không phát sinh lợi nhuận hoặc các công việc các doanh nghiệp kinh doanh  khác không làm  với sự điều hành và giám sát, kiểm tra chặt chẽ trực tiếp của nhà nước.
Tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội bằng hai hệ thống doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh vận hành theo quy luật thị trường và doanh nghiệp công ích của nhà nước định hướng theo nhiệm vụ của nhà nước giao.
Đây là một tín hiệu vô cùng tốt để nền kinh tế của đất nước phát triển bền vững, lành mạnh theo đúng quy luật phát triển kinh tế tự nhiên.
Hết đêm rồi ngày mai trời lại sáng đơn giản nếu chúng ta làm đúng theo quy luật tự nhiên  thì  chúng ta sẽ  "sở hữu"  một nền kinh tế  được vận hành đầy đủ theo quy luật của kinh tế thị trường mà đặc thù  vốn có của nó là công khai, minh bạch, lành mạnh các doanh nghiệp bình đẳng cạnh tranh  tạo ra một nền kinh tế phát triển  một thị trường không bị méo mó, quyền lợi của doanh nghiệp và người dân được đảm bảo và lớn hơn chúng ta triệt tiêu được độc quyền đặc lợi, những nhóm lợi  ích câu kết với nhau bằng cơ chế , ngăn chặn được  tham nhũng lãng phí  làm trong sạch bộ máy tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo điều hành của Đảng và nhà nước. Tôi mong rằng điều này không phải là ước mơ mà nó là sự thực nếu chúng ta dũng cảm nhận ra và có quyền hy vọng chờ đợi sự thay đổi này chứ không thể cứ tồn đọng kiểu điều hành mọi chính sách  để kết quả là “Nguyễn y vân” như những năm tháng “mịt mù” vừa qua. Hãy hy vọng và chờ đợi …
(Theo Tầm nhìn) Phạm Ngọc Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét