Lấn sông xây nhà bán:
Đồng
Nai phớt lờ quyền lợi 10 tỉnh bạn!
Cập
nhật lúc 08:00
(Quan điểm) -
Mặc dù chủ đầu tư đã tiến hành dự án lấn sông Đồng Nai được 90% nhưng theo
chuyên gia mạng lưới sông ngòi VN thì vẫn cần dừng lại.
Phát
triển không đồng nghĩa với xâm lấn
Chia sẻ với Đất
Việt, ngày 24/3, TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN, nguyên Phó
tổng thư ký Ủy ban Sông Mekong VN, người soạn thảo thông cáo báo chí bày tỏ
sự lo ngại sâu sắc của Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) về dự án “Cải tạo cảnh
quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” cho biết: "Đây thực chất là
một công trình lấn sông, tạo nên hạ tầng lớn cản trở dòng chảy, nắn dòng
sông, chiếm mặt nước tự nhiên trên sông, dưới dạng chỉnh trang đô thị, đặc
biệt, vị trí của dự án lại nằm ở khu dân cư đông, nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng
không ít thì nhiều".
Bên cạnh đó,
phân tích rõ hơn, ông Tứ nói: "Một là, sông Đồng Nai là một
con sông liên tỉnh, có lưu vực trải trên 11 tỉnh, thành chứ không riêng tỉnh
Đồng Nai, nên sẽ có tác động từ thượng nguồn đến hạ nguồn.
Hai là, nhiều năm qua
đã có nhiều công trình được xây dựng trên nhiều dòng sông nhưng đến nay hiện
tượng sạt lở, bồi lắng, dịch chuyển dòng chủ lưu vẫn là một vấn đề rất lớn,
gây nhiều tác động cho dân cư và các cơ sở hạ tầng ven sông.
Dự án này theo
như công bố sẽ lấp lấn từ 50m-100m ra sông, tạo nên một diện tích tới trên
7,7 ha chắc chắn sẽ có những tác động lớn về nhiều mặt đến dòng chảy, điều
kiện lòng và bờ sông.
Ba là, dự
án này có dấu hiệu vi phạm luật Tài nguyên nước (2012), luật Bảo vệ môi
trường và nhiều quy định khác liên quan đến quản lý đất ngập nước.
Cụ thể luật đã
nghiêm cấm việc xây dựng công trình trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông
nước ở các sông cũng như việc xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ
nguồn nước. Dự án này chắc chắn cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng,
uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm sự
lưu thông của dòng chảy, hành lang bảo vệ nguồn nước và phòng chống sạt lở
cũng là hành vi vi phạm".
Trước khẳng
định của UBND tỉnh Đồng Nai, đây là dự án trọng điểm của tỉnh, không phải vì
vốn lớn hay có diện tích rộng, mà vì có liên quan đến đời sống dân sinh và
cảnh quan môi trường, nhất là liên quan đến sông Đồng Nai, ông Tứ cho rằng,
việc chỉnh trang làm đẹp đô thị rất nên ủng hộ, nhưng việc lấn sông với một
diện tích lớn như vậy không thể coi là “cải tạo cảnh quan ven sông” được.
"Dự án này
rõ ràng phá hoại sự tồn tại của điều kiện tự nhiên ổn định, gây tác động lớn
đến môi trường, xã hội cũng như sự phát triển bền vững. Tôi đồng ý phải có sự
đánh đổi, hy sinh để phát triển nhưng đây không phải đánh đổi mà là xâm
lấn", ông Tứ nhấn mạnh.
Đừng để gánh
hậu quả nặng nề về sau
Hơn hết, theo
ông Tứ, khi tiến hành triển khai dự án này UBND tỉnh nên xin ý kiến của Bộ
TNMT, và Bộ NNPT&NT.
Bây giờ các
lãnh đạo cho dự án này là nhỏ, thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh Đồng
Nai nên không cần tham vấn ý kiến của các địa phương khác là sai lầm. Kể cả
cho đến nhà đầu tư xây dựng cũng vậy, tỉnh cho giấy phép rồi thì cứ làm.
Ông Tứ nói:
"Sai thì phải dừng lại, kể cả có thực hiện san lấp đến 90% rồi, thì cũng
nên dừng lại ở đó. Về việc lấn sông phải theo trình tự pháp luật, hiện nay Ủy
ban bảo vệ lưu vực sông không biết, lãnh đạo nghĩ đây là việc của tỉnh, nhưng
đây là sông liên tỉnh, chảy qua 11 tỉnh,thành thì không thể mỗi Đồng Nai
quyết định".
Mặt khác, lãnh
đạo tỉnh khẳng định dự án này được phê duyệt đúng quy trình, đúng khoa học,
thế nhưng phê duyệt sai thì cũng nên xem xét dừng lại.
Trước mắt,
chính quyền tỉnh Đồng Nai sớm xem xét cho dừng lại việc chuyên chở đất đá đổ
xuống lòng sông như hiện nay là rất cần thiết.
"Bây giờ
tỉnh đã quyết định cho làm rồi chúng ta không khẳng định họ phải dừng lại,
nhưng cần phân tích tác hại và phải đặt câu hỏi đã làm hết chưa.
Cũng như khi
anh xây một cái nhà trái phép thấy đặt cuốc rồi thì phải đến ngay, khuyến cáo
không được làm nữa, đào móng thì lấp đi đừng làm nữa, chứ nếu mà đã xây nhà
xong thì không còn ý nghĩa gì. Ở dự án này cũng vậy, đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa muộn, còn hơn gánh hậu quả nặng nề về sau", ông Tứ cho hay.
Đặc biệt, nếu
như dự án này vẫn được triển khai, thì sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Nếu
Đồng Nai lấn sông được thì các tỉnh khác cũng làm được. Chỉ cần thử đặt vấn
đề lấn sông làm đô thị, chắc chắn đây là một việc kinh doanh mang lại nhiều
lợi tức cho chủ đầu tư.
Họ chỉ cần san
lấp mà không mất tiền đền bù. Đụng đến một con sông là đụng đến tài nguyên
thiên nhiên, đụng đến sinh kế của hàng trăm nghìn con người liên quan đến
dòng sông ấy. Dù ai làm và lợi ích của ai không thể nào nói lấp lấn sông là
hợp lý.
Đồng Nai: Dự án
đã được nghiên cứu, đánh giá
Trong một diễn
biến liên quan, ngày 24/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra thông cáo báo chí về dự
án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai tại P.Quyết
Thắng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể, việc
hình thành dự án lấn sông Đồng Nai là ý tưởng của cơ quan quản lý nhà nước,
đã được nghiên cứu đánh giá của các cơ quan khoa học chuyên ngành có chức
năng… nhằm giảm vốn đầu tư ngân sách, góp phần an dân do hạn chế tối đa bồi
thường, giải tỏa, đồng thời góp phần cải tạo và bảo vệ bờ sông Đồng Nai.
Trong quá trình
triển khai, tỉnh Đồng Nai đã cho lập dự án một số đoạn bờ kè và công viên ven
sông theo quy hoạch tại khu vực trên, tuy nhiên chỉ với 2 dự án thành phần đã
phải giải tỏa hơn 120 hộ dân với chi phí bồi thường chiếm hơn 67% tổng chi
phí.
Hiện trạng toàn
bộ bờ sông từ đường CMT8 đến sông Đồng Nai đều là các công trình, nhà dân;
người dân thành phố không có khả năng tiếp cận và thụ hưởng cảnh quan ven
sông, đồng thời cũng không thể kết nối để hoàn thiện toàn tuyến đường ven
sông – công viên cảnh quan từ cầu Hóa An đến cầu Rạch Cát theo quy hoạch được
duyệt.
Tháng 1/2008,
UBND tỉnh giao Sở NNPT&NT ký hợp đồng với Viện Khoa học thủy lợi Miền
Trên cơ sở đó,
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3569/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động dòng chảy, trong đó kết luận: Việc xây dựng công
trình lấn sông ở khu vực không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của
dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác
động đến các đoạn bờ lân cận.
Ông Nguyễn
Thành Trí – PCT UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định: Việc Cty Toàn Thịnh Phát
đăng ký thực hiện dự án (năm 2011) là căn cứ theo quy hoạch P.Quyết Thắng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (năm 2009), không phải dự án do
Cty đề xuất.
Việc UBND tỉnh
Đồng Nai thỏa thuận cho Cty Toàn Thịnh Phát thực hiện dự án là đúng trình tự
thủ tục và thẩm quyền theo quy định.
(Theo
Đất Việt) Thanh Huyền
Tựa đề của Kinh Bắc
Điều kỳ lạ nhất không phải việc "lấp sông xây nhà bán" mà đó là sự im lặng khó hiểu của Bộ Tài nguyên - Môi trường sau sự phản đối quyết liệt của dư luận. Mong rằng sự việc không lặp lại như vụ phá cây xanh tại Hà Nội.
Thương Giang
|
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét