THÁP TRUYỀN HÌNH 636M - SỰ ĐUA ĐÒI NHỮNG CÁI NHẤT THẾ GIỚI CỦA NƯỚC
MỚI THOÁT NGHÈO
Cập nhật lúc 13:27
Tuổi Trẻ nhận được thư của một bạn đọc tên Phương Nguyễn, nhận là người
đang công tác trong lĩnh vực truyền hình, nêu ra một số vấn đề xoay quanh dự
án VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới.
Tuổi Trẻ xin đăng nội dung lá thư này.
Có một sự kiện được
rất nhiều người công tác trong lĩnh vực truyền hình bàn tán cũng như không ít
người quan tâm hỏi han, đó là dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới
của Đài truyền hình VN (VTV).
Ngày 10-3, tại khách
sạn Hilton - Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án đầu
tư xây dựng tháp truyền hình VN, với sự tham gia của đại diện VTV, Tổng công
ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ phần Tập đoàn BRG.
Phát biểu tại sự kiện
này, ông Trần Bình Minh cho biết độ cao của tháp truyền hình VN sẽ là 636m,
cao nhất thế giới.
Ông Trần Bình Minh
chia sẻ: “Đó là mơ ước của VTV, mơ ước của không biết bao nhiêu thế hệ những
người làm việc tại VTV”.
Trong những ngày qua,
tôi đã cất công tìm hiểu từ các nguồn tư liệu thì được biết tháp truyền hình
cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Skytree (Nhật Bản) với chiều cao 634m,
còn tháp truyền hình VN theo dự án có chiều cao 636m.
Mặc dù chủ đầu tư của
tháp truyền hình Tokyo Skytree là Đài truyền hình NHK nổi tiếng hợp tác với
năm đài khác, nhưng người ta khẳng định rằng công trình này là biểu tượng của
Nếu ngày xưa, khi
truyền hình còn truyền tín hiệu analog thì chiều cao của tháp đóng vai trò
quan trọng, chứ ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín
hiệu vệ tinh thì chiều cao của tháp là vô nghĩa.
Như vậy, với lộ trình
đến năm 2020 truyền hình VN sẽ chấm dứt hoàn toàn việc phát analog, thì tháp
truyền hình VN cao nhất thế giới cũng sẽ như Tokyo Skytree (Nhật), tháp
truyền hình Quảng Châu, Minh châu phương Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) - các
tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay mang ý nghĩa biểu tượng là chính.
Và chúng ta hãy xem
Nhật và Trung Quốc xây dựng biểu tượng khi nào? Tháp Tokyo Skytree khởi công
năm 2008, hoàn thành năm 2012; tháp Minh châu phương Đông xây vào đầu thập
niên 1990 (cao 468m); tháp truyền hình Quảng Châu (cao 600m) xây năm 2005,
hoàn thành năm 2009.
Nghĩa là khi xây dựng
những tháp truyền hình mang ý nghĩa biểu tượng này, Nhật và Trung Quốc đều là
cường quốc hàng đầu thế giới. Chỉ riêng chúng ta là mơ mộng đến tháp truyền
hình cao nhất thế giới khi mới vừa thoát nghèo!
Đi sau những tháp
truyền hình vĩ đại này là câu chuyện làm thế nào để khai thác hiệu quả, chứ
không phải để nó biến thành “cục nợ”. Chúng ta hãy xem nhiều tòa cao ốc hiện
nay ở VN phải thuê mướn các nhà quản lý nước ngoài, và nhiều nơi méo mặt vì
chưa hiệu quả.
Chúng ta được thiên
nhiên ban tặng những kỳ quan như Hạ Long, hệ thống hang động Phong Nha hàng
đầu thế giới, cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ... nhưng vẫn chưa khai thác tốt
nhất cho du lịch. Với thực trạng như vậy mà mơ dùng tháp truyền hình cao nhất
thế giới để kinh doanh, thu hút khách nước ngoài thì có quá viển vông chăng?
Rất nhiều người dân
như chúng tôi thấy rằng VN chúng ta mắc cái bệnh ưa thích “nhất thế giới”. Có
điều những cái “nhất thế giới” ấy chẳng giúp VN thành rồng.
Chúng tôi chỉ sợ rằng
tô hủ tiếu lớn nhất thế giới, chiếc nón lá lớn nhất thế giới... chẳng gây
thiệt hại gì đáng kể, chứ tháp truyền hình lớn nhất thế giới thì phải chi vào
đấy cả tỉ USD (kinh phí xây dựng tháp Tokyo Skytree là 820 triệu USD), không
cẩn thận lại thêm nợ.
Còn nếu muốn “nhất
thế giới”, tôi mong VTV đặt ra các dự án sau: đài truyền hình có nhiều chương
trình hay nhất và mang tính giáo dục cao nhất thế giới, sáng tạo nhất thế
giới (chứ không phải bỏ tiền tỉ đi mua bản quyền game show của thế giới),
phục vụ người dân tốt nhất thế giới...
(Theo Tuổi trẻ) PHƯƠNG NGUYỄN
|
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét