Giảm
nghèo kiểu... phân bổ chỉ tiêu
Cập nhật lúc 07:38
Minh họa của ĐAN
Họ - những
người không chỉ nghèo một năm, hai năm mà nghèo cho đến lúc chết. Vậy mà, họ
bị buộc phải thoát nghèo bởi chỉ tiêu số hộ được nghèo cấp trên “phân bổ” về
không còn suất dành cho họ nữa. Nếu cứ “ngoan cố” mà bầu lên, họ sẽ bị gạt
tên với đủ thứ lý lẽ. “Vì sao bắt tôi thoát nghèo?” - câu hỏi nhiều người
nghèo ở Nghệ An nói trong uất ức...
* Buộc dân phải thoát nghèo
Người nghèo thì nhiều, hạn mức được giao thì ít khiến ông
trưởng xóm lo đến mất ăn mất ngủ, tai ù, khản cổ: “Dân mình đấu tranh ghê
lắm, 4 cái loa nói chẳng kịp. Đặt lên bàn cân so sánh ông A, bà B từng li
từng tí một cho đến khi nào dân đồng thuận mới chốt tên, không cảm tính được
đâu...”
Dân bầu, xã cắt
Chủ tịch xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc - ông Nguyễn Văn
Nghĩa - đưa ra thông tin rất phấn khởi: Nếu đạt 2 tiêu chí môi trường và
thiết chế văn hóa thì trong năm nay, xã sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng tỉ
lệ hộ nghèo đã giảm vượt chuẩn, xuống còn 3,6%. “Nghi Long năm kia 6,2%, năm
ngoái 5,6% và nay là 3,6% với 87 hộ nghèo, 80 hộ cận nghèo trên tổng số 1.800
hộ dân toàn xã. Việc bình xét hộ nghèo chúng tôi làm hết sức công minh. Xóm
tổ chức dân bầu đưa danh sách lên, hội đồng bình xét của xã gồm nhiều thành
phần soát xét theo quy định chuẩn nghèo hiện hành chứ không phải đơn giản
đâu” - ông Nghĩa khẳng định chắc nịch. Nhưng khi sực nhớ ra dự kiến năm tới
đây huyện giao tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống ở mức xấp xỉ hơn 2%, ông Nghĩa lo
lắng: “Tất nhiên huyện giao để xã phấn đấu, nhưng giảm nghèo không đơn giản
và không nên giao chỉ tiêu”, bởi lẽ “nhiều hộ là những ông già, bà lão sống
cô đơn thì xã không thể có cách gì cho họ thoát được nghèo”. Bà Vân - Phó Chủ
tịch Mặt trận tổ quốc xã Nghi Long - cung cấp bản danh sách, cẩn thận khoanh
tròn tên các hộ vừa thoát nghèo từng xóm rồi nói để chúng tôi hiểu rõ hơn sự
cố gắng bấy lâu của xã.
Hôm ấy, đang loay hoay trên quốc lộ 1A hỏi đường, bà
Nguyễn Thị T kéo chúng tôi vào tận nhà ông Võ Sĩ Cách (xóm 2, xã Nghi Long)
với lẽ rằng “mấy chú vô đây mà coi tận tường hoàn cảnh của người đến chết mới
hết nghèo”. Đó là căn nhà cấp bốn tuềnh toàng nằm quay lưng con đường liên
xóm, cảm giác u ám, buồn tẻ đến lạ lùng. Ông Cách nằm thiêm thiếp trên chiếc
giường sờn cũ. Ở tuổi 82, tai ông điếc đặc, hỏi không nghe, viết chữ không
đọc được. Vận dụng tất cả các cử chỉ, nhưng phải rất lâu đoán được ý chúng tôi,
ông nói: “Ông nằm ở nhà, mỗi tháng được trợ cấp 180.000 đồng”. Chỉ tay về
phía gian nhà che bằng vải bạt, ông Cách buồn rầu nói: “Nhà cửa giờ xuống
cấp, dột tới đâu che tới đó, chứ không có tiền sửa”. Bà T rành rọt kể, ông
Cách có 2 người con. Người con trai đang ở xa, cuộc sống vất vả, cơm bữa hôm
lo bữa mai. Cô con gái đang sống với ông đầu tắt mặt tối quanh năm bán mặt
cho vài ba sào ruộng nước, gia cảnh nhà ông thuộc diện nghèo nhất - nhì xóm.
“Mấy năm rồi đều được hộ nghèo. Đợt rồi dân bỏ phiếu kín, kết quả là vẫn tín
nhiệm cho nghèo, nhưng không biết cớ mần răng lên xã lại thành thoát nghèo.
Bầy tui (chúng tôi) không biết họ mần ra răng nữa?” - bà T thở dài. Điều đáng
nói là ngay cả khi chúng tôi đến, ông Cách vẫn không biết rằng mình đã được
cán bộ cho “thoát nghèo”.
Từ nhà ông Cách, cuốc bộ chưa tới hai trăm mét là thấy gia
cảnh bà Đinh Thị Hiệp (45 tuổi) bi đát không kém. Bà Hiệp mắc bệnh kinh niên,
chạy chữa ngược xuôi không dứt. “Chồng bỏ. Thân tôi đau ốm triền miên cứ một
tháng phải vay tiền đi Hà Nội chữa. Trước vào hộ nghèo được cái thẻ bảo hiểm,
con đi học không phải đóng tiền học phí. Năm nay xã cho thoát nghèo, cuộc
sống của mẹ con tôi kiệt quệ hơn” - bà Hiệp vừa kể vừa đưa tay lau nước mắt.
Không còn nghèo nữa, đầu năm học vừa rồi, con bà Hiệp phải đóng hàng loạt
khoản tiền lên đến gần 3 triệu đồng. “Tôi ức quá đi hỏi cho ra lẽ. Ông xóm
nói danh sách xóm đưa lên là nghèo hẳn hoi. Hỏi ông xã chỉ ậm ờ cho qua
chuyện. Vì sao bắt tôi thoát nghèo, vẫn chưa ai trả lời cho tôi suốt mấy
tháng qua” - bà Hiệp bức xúc. Trưởng xóm 2 - ông Đinh Xuân Sỹ - khẳng định
với chúng tôi, vừa rồi sau khi xóm đưa danh sách các hộ nghèo lên, xã tổ chức
xét, cắt mất 4 hộ. “Họ do dân bầu và nghèo thật. Lý do xã cắt là o Hiệp đang
tuổi lao động, ông Cách đang có con cái. Nói vậy, chứ họ không rà soát lại mà
duyệt lại tại ủy ban xã, không mời xóm lên” - ông Thủy nói.
Thay phiên nhau để nghèo
Không chỉ ở xóm 2 mà hầu hết các xóm, khi chúng tôi đặt
câu hỏi, đều khẳng định chắc như đinh đóng cột, hằng năm xã đều ấn định chỉ
tiêu giảm nghèo năm sau phải thấp hơn năm trước. Trưởng xóm 5, xã Quỳnh Bá
(huyện Quỳnh Lưu) - Phạm Văn Linh - phấn khởi nói: Xã cho xóm 5 suất hộ
nghèo. Rà soát, bình bầu, danh sách 4 hộ đặc biệt nhất nộp lên cho xã. Dù còn
thiếu một suất, nhưng năm nay vượt chỉ tiêu xã giao. Thực tế những gì chúng
tôi tìm hiểu được lại hoàn toàn khác, có những hộ đơn thân không nơi nương
tựa, như bà Võ Thị Điểm 85 tuổi, sống một mình trong căn nhà nền đất, bốn bức
tường bong tróc, mái ngói dột nát tứ tung. Bà Điểm vừa khóc vừa kể: “Trời
nắng còn đỡ chứ mưa xuống dột tứ tung. Sức bà giờ kiệt rồi nên mỗi lần mưa
nhờ người kéo giường chạy quanh nhà”.
Chị Nguyễn Thị Hà, nhà đối diện với bà Điểm, phát hiện
bệnh suy thận đã 4 năm nay, sức khỏe, tiền bạc suy kiệt theo tiến triển của
bệnh. Nước mắt giàn giụa hai hàng, chị Hà mếu máo: “Lần nào họp xóm, tôi cũng
đứng ra xin mãi mà họ không cho hộ nghèo, nên phải mua cái thẻ bảo hiểm y tế.
Tôi bây giờ yếu lắm, không làm gì được, đã thế mỗi tháng phải đi Hà Nội khám,
lấy thuốc hết vài triệu đồng”. Trước đây, lúc còn khỏe, chị Hà đã cất được
căn nhà, nay đau yếu thì được đồng nào dồn cho thuốc thang cả, vợ chồng anh
chị chỉ có duy nhất đứa con gái thấy mẹ đau yếu, học tốn kém quá nên đã bỏ
học, đi làm thuê hơn 2 năm. Chồng chị cũng đi làm thuê biền biệt trong
Đến xóm 2, Khánh Sơn 1, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, chúng
tôi được người dân dẫn vào tận nhà bà Nguyễn Thị Hợi (55 tuổi) chứng kiến hết
nỗi cơ cực của một gia đình vừa được “thoát nghèo”. Chồng bà Hợi bị tàn tật,
đi lại không vững, nhận thức không minh mẫn, lại có một đứa con bị thần kinh,
phải nhốt kín trong nhà như tù giam, vì thả ra không khéo là nó quậy tơi bời.
Bản thân bà Hợi sức khỏe yếu, không kham được việc nặng. Năm 2012, bà Hợi bị
loại ra khỏi danh sách hộ nghèo, đấu tranh mãi, năm đó bà “được nghèo”. Nhưng
sau đó, từ vốn vay, bà mua được con bê, nuôi lớn thành con bò. Cán bộ về rà
soát, thấy trong nhà có con bò, nên cho bà “thoát nghèo”. Trước đây, khi còn
đang là hộ nghèo, được Nhà nước hỗ trợ tiền, gạo, bà đều bị xóm trưởng bớt
xén để làm “quỹ xóm”.
Trưởng xóm Hồng Phong, xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu) - Hồ
Vĩnh Thanh - không ngại nói thẳng: “Cách giảm nghèo hiện nay năm nào cũng
giảm, chứ không có chuyện tăng. Như xóm tôi năm nay được phân 13 hộ nghèo,
vậy là có 5 hộ nghèo năm ngoái phải thoát nghèo, nhưng thật tế thì họ vẫn
nghèo như nhau cả” - ông Thanh nói. Rồi ông phân tích: “Nghèo bầu theo năm,
xã phân số lượng cụ thể về từng xóm nên chỉ có những anh khổ sát đất mới được
bầu tiếp. Nó như cái vòng tròn ấy, năm nay người ta thấy vì lý do nào đấy mà
khổ hơn một tí, người ta cho đứng vào. Rồi sang năm phải đi ra, dành cho
người kế tiếp”.
Ông Thanh còn cho biết một thực tế, từ cấp xã suất được
chia theo tỉ lệ dẫn đến dù thôn dân nghèo và thôn dân khá, số hộ nghèo chẳng
khác gì nhau. Câu hỏi “vì sao dân tôi nghèo hơn lại chỉ được phân chừng ấy
suất?” đã được ông Thanh đặt cho cán bộ chính sách xã An Hòa. Nhưng rồi ông
chẳng được gì ngoài cái chỉ tiêu đã được lên sẵn vào trước mỗi đợt xóm tiến
hành việc bình xét, ông Thành nói.
(Theo Lao động)
ĐĂNG KHOA - QUANG ĐẠI
|
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét