Nghệ An: Trăm hoa đua nở những sáng kiến...
trời ơi
Cập nhật lúc 19:47
Trong danh sách 270
sáng kiến cấp tỉnh được công nhận năm 2014 của tỉnh Nghệ An, nhiều sáng kiến
chỉ là văn bản cụ thể hóa văn bản pháp quy của Thủ tướng, của bộ ngành, một
số sáng kiến chỉ là tập hợp các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành... Thế
nhưng, nhiều tên tác giả của những sáng kiến này lại là các vị lãnh đạo, thủ
trưởng cơ quan... của tỉnh nhà.
Văn bản hành chính cấp tỉnh, đề án thành lập
trường, đề tài nghiên cứu hàn lâm, vai diễn sân khấu... tất tật được công
nhận sáng kiến cấp tỉnh. Đó là kết quả chấm của các hội đồng sáng kiến tỉnh
Nghệ An năm 2014.
Viết báo được coi là... sáng kiến kinh nghiệm
Trong danh sách 270 sáng kiến cấp tỉnh được công nhận vào
năm 2014 của tỉnh Nghệ An ban hành theo Quyết định 950 ngày 13.3.2015 của
UBND tỉnh, có hàng loạt các văn bản hành chính cấp tỉnh được công nhận là
sáng kiến như “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh
quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí cấp giấy phép cho lao động người
nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, “Quyết định về việc ban hành
định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3
tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”...
Một số chỉ thị cũng được công nhận là sáng kiến như: “Chỉ
thị về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQHK13 bổ sung sửa
đổi một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn
tỉnh Nghệ An”; “đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An”...
Văn bản số 38/2014/QĐ-UBND ngày 20.6.2014 của UBND tỉnh
Nghệ An “Quyết định về việc ban hành định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề
trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa
bàn tỉnh Nghệ An” có 6 trang. Nội dung văn bản này chỉ là sự cụ thể hóa những
quy định của các văn bản pháp quy của Thủ tướng, Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính.
Thế nhưng 4 tác giả tham mưu văn bản này được cấp bằng
sáng kiến cấp tỉnh. Chỉ thị 21/2013/CT-UBND ngày 23.8.2013 của UBND tỉnh Nghệ
An không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có nội dung chỉ đạo chung về
triển khai thực hiện Pháp lệnh bổ sung sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Ưu
đãi người có công với cách mạng, nhưng vẫn được công nhận sáng kiến.
Năm 2014, đề tài “Xây dựng Đề án thành lập Trường Trung
cấp nghề Công nghệ và Truyền thông Nghệ An” được Hội đồng sáng kiến tỉnh Nghệ
An công nhận là sáng kiến cấp tỉnh. Điều đáng nói là Đề án thành lập trường
trung cấp nghề đã có mẫu quy định tại Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày
21.9.2011 của Bộ LĐTBXH (mẫu số 4). Quy trình, điều kiện thành lập trường
cũng đã có quy định cụ thể, thế nhưng không hiểu sao vẫn được chấp nhận là
sáng kiến....
Một số đề tài được công nhận là sáng kiến khá đặc biệt như
tập hợp một số bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành (5 bài báo); một diễn
viên được huy chương vàng cho một vai diễn, một số nghiên cứu có tính chất
hàn lâm như “Đặc điểm thành ngữ trong tiểu thuyết “Đống rác cũ” của Nguyễn
Công Hoan và “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng”, “Những vấn đề của người trí thức
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng”...
Không xác minh được số liệu
Trong danh sách 270 sáng kiến cấp tỉnh được công nhận năm
2014, chúng tôi bắt gặp nhiều tên tuổi các vị lãnh đạo, thủ trưởng các ngành,
cơ quan, đơn vị như Giám đốc, Phó Giám đốc, Hiệu trưởng, Trưởng phòng, Bí
thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện...
Đáng khâm phục là mặc dù hết sức bận rộn, nhưng các
vị lãnh đạo vẫn tích cực tham gia xây dựng các đề án, viết sáng kiến... và
được công nhận với tỉ lệ cao. Có vị Giám đốc Sở vào năm 2014 được công nhận
là tác giả chính của 4 sáng kiến cấp tỉnh gồm Đề án, Quyết định, Nghị quyết;
có vị là Chủ tịch UBND TP một năm được công nhận tới 3 sáng kiến cấp tỉnh.
Một tác giả là Hiệu trưởng trường THPT được công nhận đồng thời 2 sáng kiến ở
hai lĩnh vực chuyên môn khác nhau (ngoại ngữ và vật lý)...
Một hiện tượng đáng lưu ý là các công trình, sáng kiến có
nhiều tác giả đứng tên, và không ít trong số đó là lãnh đạo, thủ trưởng đơn
vị như Hiệu trưởng đứng tên chung với giáo viên; Giám đốc đứng tên với một
thủ trưởng cấp dưới... Khi chúng tôi hỏi liệu có hiện tượng “đánh trống ghi
tên”, “ăn theo” trong việc ghi tên chung để được hưởng thành tích hay không,
ông Bùi Quang Hưng - Phó phòng Quản lý Công nghệ, Sở KHCN Nghệ An - giải
thích, hiện không có quy định về số lượng tác giả của sáng kiến. Vì vậy, nếu
có sự thống nhất giữa các tác giả thì trình hồ sơ lên Hội đồng sáng kiến xem
xét và khi sáng kiến được công nhận thì tất cả các tác giả đều được công nhận.
Tuy nhiên, thầy Nguyễn Văn Ngọc - chuyên viên Phòng GDĐT
Nghi Lộc - thì khẳng định có hiện tượng “ăn theo” trong việc đứng tên chung
để công nhận sáng kiến. “Sở GDĐT đã có quy định nếu sáng kiến có nhiều tác
giả thì chỉ người chủ biên được công nhận. Vừa qua, trong quá trình xét sáng
kiến, đối với những sản phẩm có 3 - 4 người đứng tên chung, tôi đều không
chấp nhận” - thầy Ngọc nói.
Một bất cập nữa là quy trình xét, công nhận sáng kiến hiện
nay hầu hết đều dựa trên hồ sơ. Khi có sản phẩm sáng kiến được thể hiện bằng
văn bản, các hội đồng sáng kiến được thành lập từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, và
quy trình xét, công nhận được gói gọn trong hai từ “chấm” và cho điểm. Các
thành viên hội đồng không được xem trình diễn sáng kiến, đánh giá hiệu quả sáng
kiến trong thực tiễn, không biết được số liệu thống kê trong các sáng kiến là
thực hay “ảo”.
Khi PV nêu ra ví dụ có số liệu đầu năm học chỉ 30% số học
sinh tiến bộ, cuối năm sau khi áp dụng phương pháp của giáo viên thì có đến
90% số học sinh tiến bộ, thầy Nguyễn Thức Cung - Hiệu trưởng trường THPT Nghi
Long - nói ngay: “Làm gì có”. Ông Bùi Quang Hưng - Phó phòng Quản lý công
nghệ, Sở KHCN Nghệ An - cho biết, hội đồng sáng kiến đánh giá sáng kiến dựa
trên hồ sơ, không mời tác giả trình bày vì theo quy định tại Quyết định số
83/QD-UBND ngày 29.11.2012 về xét sáng kiến cấp tỉnh không quy định.
Theo quy định, những cá nhân có sáng kiến được xếp loại
bậc từ bậc 3 trở lên được khen thưởng, được xem xét tặng các danh hiệu “Giáo
viên giỏi”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua” hoặc “Huân chương Lao
Động”, được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. Một
số sáng kiến được mua bản quyền từ 1,5 - 2 triệu đồng, văn bản sáng kiến được
đặt tại phòng truyền thống của đơn vị.
(Theo Lao động)
QUANG ĐẠI
|
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét