Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Việt Nam sắp trở thành “con hổ kinh tế mới” của châu Á

Cập nhật lúc 14:01

Tạp chí Bloomberg nhận định: nằm ở một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới, dân số trẻ và đang phát triển, Việt Nam – một lần nữa – đang đứng trước cơ hội cất cánh về kinh tế sau nhiều năm gây thất vọng.
Tiền đổ vào Việt Nam từ ccs nhà sản xuất như Samsung Electronics Co, Intel Corp đang tạo cho Việt Nam cơ hội trở thành con hổ tiếp theo của châu Á. Chính sách “Đổi mới” mở cửa thị trường trong những năm 1980 đã mở ra giai đoạn tăng trưởng vượt quá 7%. Nhưng trong những năm gần đây, nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước đã khiến kinh tế Việt Nam suy yếu.
Theo PricewaterhouseCoopers LLP, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới từ nay đến năm 2050. Không chỉ là một quốc gia Đông Nam Á có chi phí sản xuất rẻ hơn so với nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Nhật Bản để tăng cường đầu tư trong bối cảnh mối quan hệ Trung-Nhật đang gặp trục trặc.
“Có thể Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á”, ông Vikram Nehru, chuyên gia cao cấp nghiên cứu Đông Nam Á tại quỹ Carnegie Endowment for International Peace ở Washington. “Việc Nam ó tất cả các yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhanh để có thể giải quyết các thách thức trong khu vực doanh nghiệp nhà nước”.

Tăng trưởng nhanh

Các dấu hiệu về sức mạnh tăng trưởng nhanh của Việt Nam ngày càng rõ: Trong năm 2014, Việt Nam đã vượt qua các đối tác trong khu vực để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ trong ASEAN, vượt mặt 2 đối thủ lớn là Thái Lan và Malaysia.
Đầu tư nước ngoài giải ngân tại Việt Nam đã tăng mạnh trong 14 năm qua, đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4% từ năm 2013. Năm 2000 là 2,4 tỷ USD, theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài. Hoạt động của Samsung tại Việt Nam đang phát triển đến mức được chính phủ cấp phép sử dụng một nhà ga riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Các nhà sản xuất đang chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhà sản xuất máy in Kyocera Document Solutions Inc của Nhật Bản, một công ty con ủa Kyocera Corp đã lên kế hoạch tăng gấp 4 lần quy mô sản xuất máy in tại Việt Nam, lên 2 triệu máy vào tháng 3/2018. Một phần cơ sở sản xuất của hãng này tại Trung Quốc sẽ được đưa tới Hải Phòng của Việt Nam biến nơi đây trở thành cơ sở sản xuất máy in lớn nhất của công ty này.
Hình ảnh Việt Nam sắp trở thành “con hổ kinh tế mới” của châu Á số 1 

“Người thắng lớn”

“Việt Nam thực sự là người thắng lớn từ việc Trung Quốc mất mất lợi thế cạnh tranh do tăng lương” và đồng nhân dân tệ tăng mạnh, ông Frederic Neumann, đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á tại ngân hàng HSBC của Hong Kong nhận định. “Bằng cách di chuyển rất sớm vào khoảng trống mà Trung Quốc bỏ lại, Việt Nam có lợi thế là người đi đầu và giờ là lúc thể hiện điều đó”.
Trước sự suy giảm vào năm ngoái, đồng nhân dân tệ tại Thượng Hải đã có 4 năm tăng liên tục với mức tăng 13% và trở thành đồng tiền tăng tốt nhất trong số 24 đồng tiền của các thị trường mới nổi mà Bloomberg theo dõi.
Chỉ số chứng khoán của Việt Nam đã tăng 5,5% so trong năm nay, so với mức tăng 4,1% của Indonesia, 2,4 % của Malaysia và 2,2% của Thái Lan.
Mức tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của Việt Nam có thể đạt mức trung bình 5,3% trong giai đoạn từ 2014-2050, tốc độ chỉ thua Nigeria, theo báo cáo “Thế giới năm 2050” của PwC. Tăng trưởng ở Trung Quốc có thể giảm xuống 4%.
Dân số cũng là một lợi thế lớn của Việt Nam. Khoảng 13% dân số của Trung Quốc vào năm 2012 đã trên 60 tuổi, Việt Nam là 9%, theo Liên hợp quốc. Trong năm 2013, hơn 40% trong số 90 triệu dân Việt Nam trong độ tuổi lao động từ 15-49, theo số liệu của chính phủ.
Mức lương trung bình hàng tháng ở Việt Nam là 197 USD trong năm 2013, ở Thái Lan là 391 USD còn ở Trung Quốc là 613 USD, theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế. Sự chênh lệch đó ngày càng được mở rộng. Tổ chức The Economist Intelligence Unit dự đoán trong năm 2019, chi phí lao động sản xuất mỗi giờ tại Trung Quốc  sẽ cao hơn 177% so với Việt Nam, tăng so với mức 147% trong năm 2012.
Các khoản nợ xấu
“Tôi còn nhớ khi ở Trung Quốc vài năm trước, tôi đi mua một đôi giày và thấy chúng đề được sản xuất tại Việt Nam”, ông John Hawksworth, một trong những tác giả của báo cáo PwC cho biết.
Tuy vậy, vẫn có những vấn đề cần chú ý.
Các ngân hàng tại Việt Nam đang oằn mình trước những khoản nợ xấu và chính phủ đã nỗ lực để cứu vãn các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, khoảng cách kỹ năng và tham nhũng vẫn là những nguy cơ tiềm ẩn. Việt Nam đứng thứ 119 trong số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ có trong bảng xếp hạng tham nhũng Corruption Perceptions Index năm 2014 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) có trụ sở ở Berlin, Đức.Trung Quốc đứng thứ 100. Trong khi đó, các nước như Philippines, Malaysia cũng đang cạnh tranh để giành phần thắng trong cuộc chiến thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
“Không thể đảm bảo rằng Việt Nam sẽ phát huy hết tiềm năng của mình”, ông Hawksworth nói . “Một phần, Việt Nam chỉ đơn thuần có vị trí địa lý tốt, một phần khác là Việt Nam đang phải nỗ lực để bắt kịp về GDP bình quân đầu người”.
Lao động chuyển sâu
Phần lớn các công việc đang được chuyển giao cho Việt Nam là sản xuất thấp khi mà Trung Quốc di chuyển lên phía trên của chuỗi giá trị: hầu hết lao động làm việc trong lĩnh vực dệt, may mặc, đồ nội thất và thiết bị điện tử.
“Năng suất của các ngành sản xuất của Việt Nam rất thấp”, ông Karel Eloot, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của McKinsey & Co tại Thượng Hải cho biết. “Đó là trở ngại lớn nhấ cho sự phát triển xa hơn của Việt Nam”.
Chính phủ Việt Nam hiện đang làm việc với những tồn tại lớn nhất của nền kinh tế.
Ngôi sao của khu vực Mekong
“Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành ngôi sao của khu vực Mekong mở rộng”, Tim Condon, người đứng đầu nghiên cứu về chau Á tại ngân hàng ING Groep NV nhận định.
Xuất khẩu từ Thái Lan, một trong những quốc gia được các nhà phân tích và truyền thông nhận định là nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng – được mệnh danh là con hổ kinh tế - trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 nổ ra đã giảm trong 2 năm qua. Ngược lại, trong năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 14%.
“Cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp”, Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định. “Bạn có thể nhìn thấy tiến trình này đang diễn ra”.
(Theo Tin tức Bloomberg) Bảo Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét