BỘ CÔNG THƯƠNG LÊN TIẾNG BẢO VỆ TKV: “LỖ THEO KẾ HOẠCH” LÀ
BÌNH THƯỜNG
Cập nhật lúc 14:35
Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho rằng đánh giá “nếu
sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD" là vội vã,
thiếu cơ sở.
Vụ Công nghiệp
nặng, Bộ Công Thương vừa chính thức có thông tin phản hồi về một số nội dung
liên quan đến các dự án bôxít Tây Nguyên được đưa ra tại buổi tọa đàm về
dự án khai thác bôxit Tây Nguyên do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan
Nature) tổ chức.
"Lỗ theo kế hoạch là bình thường"
Theo đó, về hiệu
quả kinh tế và xã hội nhà máy Alumin Tân Rai, Vụ Công nghiệp nặng nêu vấn đề
hiệu quả kinh tế của dự án đã được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Và theo kết quả
tính cập nhật đến ngày 26-4-2014, có thể tính toán, đánh giá “dự án có
hiệu quả” với thời gian lỗ kế hoạch dự kiến là 4 năm và thời gian thu
hồi vốn 11,5 năm.
Theo Vụ Công
nghiệp nặng, các thông số đầu vào dự án cơ bản ổn định, không thay đổi
nhiều, giá bán alumina trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng: Đầu năm
2014 giá bán (FOB cảng Gò Dầu) ở mức 300 - 310 USD/tấn, cuối năm ở mức
350-360 USD/tấn - cao hơn so với tính toán của dự án là 325 USD/tấn. Do
vậy, hiệu quả kinh tế của dự án tăng lên; thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ
giảm dưới 4 năm, thời gian thu hồi vốn cũng giảm theo.
Về Nhà máy alumin
Nhân Cơ có điều kiện vận tải xuống cảng biển xa hơn, hạ tầng khó khăn hơn nên
hiệu quả kinh tế thấp hơn so với dự án alumin Tân Rai, nên thời gian lỗ kế
hoạch là 5 năm và thời gian thu hồi vốn 12 năm.
Vụ Công nghiệp
nặng khẳng định và việc hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ lỗ mang tính chất lỗ kế
hoạch theo dự kiến là chuyện bình thường.
Vì vậy, đánh giá
“nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD" là vội
vã, thiếu cơ sở.
Công nghệ khai thác hợp lý
Theo chỉ đạo của
Thủ tướng, Vụ Công nghiệp nặng cho biết Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập
Hội đồng giám sát và đánh giá kết quả việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ
đối với hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ.
Thành phần của Hội
đồng bao gồm các cán bộ đại diện các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công Thương,
Tài nguyên và Môi trường; các Sở Khoa học và công nghệ Lâm Đồng và Đăk Nông;
các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực mỏ, địa chất, luyện kim đến từ các
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Mỏ - Địa chất, các Viện Khoa học và Công
nghệ Mỏ - Luyện kim, Viện Luyện kim màu, Viện Nghiên cứu cơ khí (Narime), các
nguyên trưởng ban dự án nhôm của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Ngày 31-5-2014,
Hội đồng đã tổ chức phiên họp lần thứ 5 để tổng kết đánh giá kết quả việc
chuyển giao và ứng dụng công nghệ của dự án Tân Rai. Kết quả đánh giá, về
công nghệ khai thác, vận chuyển và tuyển quặng bôxit, hội đồng cho rằng “Công
nghệ khai thác hợp lý. Công nghệ tuyển rửa đáp ứng được yêu cầu sản xuất”.
Việc sai khác trong thực tế so với thiết kế là chấp nhận được, không ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất.
Về công nghệ sản
xuất alumin, Vụ Công nghiệp nặng khẳng định dự án lựa chọn Công nghệ Bayer
châu Mỹ. Đây là công nghệ được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới cho
các nhà máy alumin chế biến quặng bôxit gipxit. Công nghệ áp dụng cho nhà máy
alumin Tân Rai được đánh giá là tiên tiến.
(Theo Tuổi trẻ) C.V.KÌNH
Vụ CN, Bộ CT gắng bảo vệ TKV nhưng lại không đi thẳng vào giải đáp những vấn đề mà các chuyên gia nêu lên (rất chi tiết, cụ thể-như bài đăng trên báo Lao động) thì sao mà thuyết phục được mọi người?
Thương Giang
|
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét