Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Trung Quốc 'hành xử như thực dân mới' tại châu Phi?
Cập nhật lúc 09:24             
(Thị trường) - Trung Quốc đang bị cáo buộc chỉ tập trung vào việc khai thác nguyên liệu chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại Châu Phi.
Cáo buộc này vừa được đưa ra hồi tháng 3/2014. Theo đó, tờ Reuters phản ánh công nhân dầu mỏ của 2 dự án Trung Quốc tại ChadNiger đã đình công để phản đối tiền lương không hợp lý. Các công ty Trung Quốc còn bị cáo buộc đã đối xử bất công với công nhân địa phương.
Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc nói: “Tôi cam đoan với bạn bè các nước châu Phi rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi con đường thực dân như một số nước đã làm, hoặc cho phép chủ nghĩa thực dân từng có trong quá khứ xuất hiện trở lại ở châu Phi”.
Ông Lý Khắc Cường cũng nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc sẵn sàng ngồi lại bàn bạc với các nước châu Phi để giải quyết bất kỳ vấn đề phát sinh nào giữa hai bên, đồng thời cho rằng không nên để những vụ việc “cá biệt” ảnh hưởng đến quan hệ song phương được dựa trên sự bình đẳng và hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Phát biểu trước chuyến công du tới 4 nước châu Phi là Ethiopia, Nigeria, Angola và Kenya từ ngày 4 đến 11/5, ông Cường còn cho rằng: "Các tranh chấp phát sinh trong những dự án đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi đã khiến mối quan hệ 2 bên đang bị “tổn thương”.
 Châu Phi đang cáo buộc Trung Quốc áp chính sách thực dân
Châu Phi đang cáo buộc Trung Quốc áp chính sách thực dân
Trên thực tế từ năm 2012, từ Bắc Phi cho đến Nam Phi , Trung Quốc đổ hàng chục tỷ đôla đầu tư mặc dù bản thân Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn do khủng hoảng toàn cầu : 15 tỷ tại Algérie, 4,1 tỷ tại Nam Phi… và sẽ "tiếp tục chính sách hợp tác , nâng cao trị giá gia tăng cho tài nguyên châu Phi….".
Sau đó vào tháng 7/2012, khi đến thăm Sénégal, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gián tiếp lên án Trung Quốc thay vì "làm tăng giá trị cho tài nguyên châu Phi thì lại khai thác nó đem đi".
Còn năm 2011, tại Lusaka, thủ đô Zambia, ngoại trưởng Mỹ đã trực tiếp lên án "cách đầu tư của Trung Quốc luôn luôn đi ngược lại chuẩn mực quôc tế về minh bạch và hiệu quả" với mục tiêu sau cùng là thu tóm khoáng sản, dầu khí, gỗ mang về bản quốc.
Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã chỉ trích Trung Quốc hành xử như một "thực dân mới".
Thực tế trong chục năm qua, hàng hóa Trung Quốc như đồ điện tử, linh kiện thay thế, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… với nhiều ưu điểm như rẻ và mẫu mã đẹp, đa dạng đã tràn ngập các thị trường châu Phi.
Không chỉ có vậy, tại các dự án của mình Trung Quốc đã đưa công nhân sang châu Phi làm việc, Trung Quốc đã phần nào giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nước, tăng thêm nguồn thu cho nước này.
Hiện có khoảng gần 1 triệu người Trung Quốc sinh sống, làm việc ở châu Phi và gần 1.000 công ty Trung Quốc đang làm ăn ở châu lục này.
Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn (hiện đã vượt Anh để đứng thứ 5 thế giới) và nhiều nước châu Phi đã và đang quay sang mua vũ khí của Trung Quốc (có giá rẻ) bên cạnh nhà cung cấp truyền thống là Nga.
Không chỉ có thế, việc chủ động quan hệ tốt với hầu hết các nước châu Phi đã giúp Trung Quốc giành được sự ủng hộ của họ tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn quốc tế, nâng cao vị thế Trung Quốc trong 1 thế giới đa cực hậu Chiến tranh Lạnh. Giao hảo với châu Phi còn rất có ích cho Trung Quốc trong việc cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao và thực hành chính sách “một nước Trung Hoa”.
(Theo ĐVO) Phương Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét