Trung Quốc
ngày càng diều hâu!
Cập
nhật lúc 09:05
(PetroTimes) - Biển Đông căng thẳng hơn khi Trung Quốc
cố tình leo thang bằng hành động hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong
vùng biển Việt Nam, đồng thời cố tình cản trở, gây hấn, khiêu khích đối với
tàu chấp pháp Việt Nam thi hành công vụ.
Cũng vì căng thẳng trên Biển Đông nên 2 nữ phát ngôn Bộ
Ngoại giao Mỹ - Trung đã khẩu chiến và thông qua việc này, dư luận một lần
nữa thấy rõ sự dối trá, đổi trắng thay đen của Bắc Kinh. Trong khi người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
không hề nói “Trung Quốc có hành vi khiêu khích” khi điện đàm với Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị, thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki
khẳng định, ông John Kerry coi việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 và nhiều
tàu tới Biển Đông là khiêu khích. Bà Jen Psaki cũng bác bỏ cáo buộc của Trung
Quốc cho rằng, Washington thổi phồng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời tái
khẳng định việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam là hành động
khiêu khích.
“Thừa nước đục thả câu”
Ngày 14/5, Hãng Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Philippines Charles Jose cho biết (14/5), Trung Quốc đã chuyển vật liệu xây
dựng để xây một đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Nam, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Bộ Ngoại giao
Phillipines đã trao công hàm phản đối Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung
Quốc xây dựng trên các đảo sau khi chiếm đóng bất hợp pháp tại quần đảo
Trường Sa và là hành vi leo thang căng thẳng nghiêm trọng trên Biển Đông. Học
giả Ian Storey đến từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho rằng, nếu
điều này là sự thật sẽ đại diện cho một bước leo thang mới và Bắc Kinh có thể
mở rộng kiểm soát (bất hợp pháp) bầu trời ở Trường Sa.
Thủ tướng Shinzo Abe
Ngày 13/5, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tranh chấp Biển
Đông là chuyện giữa Trung Quốc với từng quốc gia thành viên ASEAN, nên giải quyết
song phương và đây là lập trường kiên quyết của Bắc Kinh; đồng thời cho rằng,
Bộ Tư pháp Philippines đã cưỡng ép khởi tố 9 ngư dân Trung Quốc và coi đây là
“hành vi khiêu khích đơn phương làm leo thang tranh chấp Biển Đông” của
Manila. Trước đó (12/5), các công tố viên
Trong khi đó tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) cho biết, số lượng
tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển Hàn Quốc đã gia tăng trong
những ngày qua (khoảng 100 tàu cá Trung Quốc hoạt động thành từng nhóm mỗi ngày)
vì lợi dụng việc lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đang tập trung vào nỗ lực
cứu hộ sau vụ tai nạn phà Sewol. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc vừa cố
gắng truy quét hoạt động đánh bắt trái phép của tàu cá Trung Quốc, vừa cáo
buộc Bắc Kinh “thừa nước đục thả câu”.
Với tiêu đề “Trung Quốc làm căng thẳng cuộc họp cấp cao
ASEAN tại Myanmar”, trang web tiếng Anh của nhật báo Kim Tự Tháp, tờ báo uy
tín hàng đầu của Ai Cập, đã trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 nêu rõ: Đây là lần đầu tiên Trung Quốc
ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN. Về phần mình, Chánh văn
phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã ủng hộ lời kêu gọi của các nhà lãnh
đạo ASEAN sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng
biển Việt
Dừng lại ở răn đe?
Theo nhận định của Giáo sư Akira Ishii, chuyên gia nghiên
cứu về Trung Quốc cận - hiện đại, không có khả năng nổ ra xung đột vũ trang
trên biển, mặc dù Trung Quốc gây hấn khi hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép tại
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Trong bài viết “Tình hình Biển
Đông xấu đi do hành động ngang ngược của Trung Quốc” trên tờ Economic Times
của Ấn Độ, tác giả Dipanjan Chaundhary cho rằng, hành động gây hấn của Bắc
Kinh là bài học cho nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, khi có tranh chấp lãnh thổ
với Trung Quốc.
Tạp chí The Diplomat dẫn phân tích của Giáo sư Sreeram
Chaulia, Hiệu trưởng Trường Ngoại giao (Ấn Độ) và ông David Lai, chuyên gia nghiên
cứu Trung Quốc tại Trường đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ cảnh báo, thông qua
động thái kéo giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc ngày càng
công khai từ bỏ đường lối ngoại giao “trỗi dậy hòa bình” để chuyển sang đường
lối “diều hâu”, dọa nạt các nước láng giềng.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Khi phát biểu với báo giới trước thềm cuộc Đối thoại chiến
lược Mỹ - Singapore lần thứ 3 tại thủ đô Washington DC (12-5), Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry cho rằng, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hiếu chiến và đặc biệt gây
quan ngại. Đây là lần đầu tiên ông John Kerry chính thức bày tỏ quan ngại sâu
sắc về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 và tàu hộ vệ vào hoạt động trái
phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Hãng Kyodo (Nhật), ngày 13/5, tại cuộc họp báo ở
Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo, ngày 15/5,
Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thông báo lập trường cơ bản của Tokyo về việc Nhật
Bản có nên dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng “quyền tự vệ tập thể” hay không. Cũng trong
ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định, Tokyo phải xin
phép và được Seoul đồng ý trước khi thực thi “quyền tự vệ tập thể” trong
trường hợp chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Theo giới truyền
thông, Nhật Bản sẽ gửi quân đội bảo vệ Philippines trong xung đột quân sự với
Trung Quốc là câu hỏi mà Thủ tướng Shinzo Abe có thể phải đối mặt khi ông
thúc đẩy sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong chính sách an ninh của mình.
Theo trang tin tức The Japan News cho biết, một chiến dịch
quân sự toàn diện quy mô lớn sử dụng máy bay không người lái tối tân của Mỹ
sẽ sớm bắt đầu ở Nhật Bản và các vùng không phận lân cận nhằm giám sát các
động thái quân sự của Trung Quốc, cũng như hoạt động của tàu hải quân Trung Quốc
ở Biển Đông. Trong khi Mỹ lên kế hoạch triển khai 2 máy bay do thám tầm cao
không người lái RQ-4 Global Hawk đến căn cứ không quân Misawa của Mỹ ở tỉnh
Aomori (Nhật Bản) vào cuối tháng 5, lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản
(ASDF) lên kế hoạch mua 3 máy bay này trong năm 2015.
Những bằng chứng không thể chối cãi
Ngày 13/5, tại Bắc Kinh, trong cuộc gặp ông Jacob Lew, Bộ
trưởng Tài chính Mỹ kiêm Đại điện đặc biệt của Tổng thống Barack Obama, Thủ
tướng Lý Khắc Cường khẳng định, Bắc Kinh sẽ cung cấp cho Washington thị
trường tiềm năng với nhiều cơ hội lớn và sẵn sàng hợp tác để tăng cường, thúc
đẩy các thỏa thuận song phương trong một số lĩnh vực như đầu tư, thương mại,
năng lượng, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Thủ tướng Lý Khắc Cường
cũng đề nghị Mỹ tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc nhằm đảm bảo quan hệ
song phương phát triển ổn định và bền vững. Cuộc gặp kể trên diễn ra trong
bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang đấu khẩu gay gắt liên quan đến tình hình
căng thẳng ở Biển Đông xung quanh vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Bộ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Theo nhận định của Giáo sư Artha Nantachukra, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phupan (Thái Lan), mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là độc
chiếm Biển Đông, kiểm soát toàn bộ tuyến hàng hải khu vực để chiếm lợi thế
trước các nước, trong đó có Mỹ và Nhật Bản. Nhưng động thái này của Trung
Quốc đang tự cô lập khỏi cộng đồng quốc tế. Còn theo nhận định của Giáo sư Francois
Godement, Giám đốc phụ trách về châu Á - Trung Quốc của Hội đồng quan hệ đối
ngoại châu Âu (ECFR) cho rằng, Bắc Kinh có những bước đi nguy hiểm trên Biển
Đông một mặt nhằm thực hiện chiến lược tranh giành lãnh thổ trên biển, mặt
khác hù dọa Việt Nam và Philippines.
Theo phân tích của Giáo sư Marvin C.Ott, một trong những
nhà nghiên cứu Đông Á hàng đầu thế giới, Trung Quốc luôn cho rằng tất cả
thuộc về họ và để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Bắc Kinh thường dùng
chiêu “vừa đấm vừa xoa”, “gặm nhấm từng phần”. Nhưng những hành động này đã
và đang khiến Trung Quốc bị mất uy tín và lòng tin trên trường quốc tế. Còn
theo nhận định của Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia Đông Nam Á thuộc Viện
Khoa học và Chính trị Đức, động cơ hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 của
Trung Quốc không phải vì tài nguyên, mà nhằm hiện thực hóa tham vọng “đường
lưỡi bò”.
Ngày 12/5, tờ The Diplomat đăng bài phân tích của Giáo sư
Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales cho
rằng, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong Lô 143 thuộc vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) của Việt Nam là bất ngờ, khiêu khích, bất hợp pháp và vi phạm
luật pháp quốc tế. Giáo sư Carl Thayer coi đây là sự kiện đánh dấu lần đầu
tiên Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng EEZ của nước khác mà không có sự
cho phép từ trước. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “cắt lát salami”
chiếm dần Biển Đông, là nhận định của Giáo sư G.V.C Naidu, giảng viên tại Trung
tâm nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thuộc Đại học tổng hợp
Jawaharlal Nehru ở New Delhi, Ấn Độ khi đề cập tới việc Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Lợi cả đôi đường
Ngày 13/5, Điện Kremlin thông báo, Tổng thống Nga Putin sẽ
thăm chính thức Trung Quốc từ 20 đến 21/5 và hội đàm với Tổng bí thư, Chủ
tịch nước Tập Cận Bình tại Thượng Hải. Cũng trong ngày 13/5, mạng quân sự
Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương cho biết, từ
20 đến 26/5, hải quân Trung - Nga sẽ diễn tập quân sự chung trên biển với tên
gọi “Hợp tác trên biển - 2014” tại khu vực vùng biển và vùng trời phía bắc
biển Hoa Đông.
Trước đó (12/5), Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Anatoly
Yanovsky cho biết, Moskva sẽ ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Bắc Kinh khi
Tổng thống Nga Putin tới Trung Quốc. Với thỏa thuận lịch sử này, Nga sẽ cung
cấp cho Trung Quốc 38 tỉ m3 khí đốt/năm trong vòng 30 năm, bắt đầu
từ năm 2018. Hiện giá bán khí đốt trong thỏa thuận này vẫn chưa được công bố
bởi 2 bên đang thỏa thuận với mức từ 360 đến 400USD/1000m3. Ông
Vitaly Markelov, Phó giám đốc Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga Gazprom cũng
khẳng định, sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc, nhưng không có kế
hoạch hợp tác khoan dầu cùng nước này. Theo Đài Tiếng nói nước Nga và Hãng
Itar-Tass, ngày 13/5, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình tuyên
bố, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng Ukraine là do những người ủng hộ
Maidan lật đổ chính quyền hợp pháp Kiev; đồng thời nhấn mạnh, người dân
Ukraine phải tự quyết định các vấn đề nội bộ của họ. Bắc Kinh không ủng hộ
trừng phạt Moskva xung quanh vấn đề tranh cãi này.
Ngày 13/5, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng
Phòng Phong Huy đã thăm tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan tại San Diego,
bang California cùng với Đô đốc Samuel Locklear, Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình
Dương của Mỹ. Năm ngoái, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi
từng có chuyến thăm tàu sân bay USS Carl Vinson. Dự kiến trong cuộc cuộc hội đàm
với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại Lầu Năm
Góc ngày 15/5, ông Phòng Phong Huy sẽ đề cập tới vụ giàn khoan HD-981 mà
Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam.
(Theo
Năng lượng mới) Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
|
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét