Quân đội Thái Lan đảo
chính quân sự, kiểm soát đất nước
Cập nhật lúc 20:11
TTO
- Chiều 22-5, Tổng tư lệnh lục quân Thái Lan tướng Prayuth Chan-ocha đã chính
thức tuyên bố đảo chính quân sự. Sau khi nắm được quyền, quân đội Thái Lan đã
công bố lệnh giới nghiêm.
Quân đội Thái Lan
đã chiếm quyền từ chính phủ lâm thời. Ảnh: Reuters
Chiều 22-5, Tổng tư lệnh lục quân Thái
Lan tướng Prayuth Chan-ocha đã lên truyền hình tuyên bố Bộ chỉ huy bảo vệ trị
an (POMC) đã chiếm quyền lực từ chính phủ lâm thời.
Ông Prayuth nói đảo chính là cần thiết
để ngăn chặn mất mát thêm sinh mạng cũng như tình trạng bạo lực leo thang
đồng thời lập lại trật tự và thúc đẩy cải tổ.
Đảo chính tại Thái Lan xảy ra 2 ngày
sau khi quân
đội ban bố thiết quân luật, điều mà giới quan sát chỉ trích là một
cuộc bán đảo chính.
Trước đó, đầu giờ chiều nay các đảng
phái chính trị, các phong trào chính trị ở Thái Lan hôm qua tiếp tục đàm phán
để tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn nửa năm qua tại nước này.
AFP dẫn lời người phát ngôn lực lượng
lục quân cho biết Tổng tư lệnh lục quân tướng Prayuth Chan-ocha hôm 21-5 đã
giao “bài tập về nhà” cho các bên tham gia đàm phán. Nhiệm vụ của họ là về
nhà và vẽ ra các đề xuất cho một giải pháp.
Phe áo đỏ ủng hộ chính phủ đề xuất tổ
chức một cuộc trưng cầu dân ý về thời điểm tổ chức bầu cử và cho rằng đây là
giải pháp tốt nhất. Lãnh đạo phong trào áo đỏ Jatuporn Phromphan nói người
dân nên được hỏi ý kiến rằng họ muốn bầu cử mới ngay lập tức hay là cải tổ chính
trị xong rồi mới bỏ phiếu. Ông Jatuporn nói phe áo đỏ sẽ tôn trọng kết
quả trưng cầu dân ý.
Lãnh đạo lực lượng biểu tình chống
chính phủ Suthep Thaugsuban vẫn giữ nguyên quan điểm thành lập một chính phủ
trung lập, cải tổ chính trị rồi mới bầu cử.
Trong khi đó, như The Nation cho biết, Chủ tịch đảng Dân
chủ đối lập ông Abhisit Vejjajiva lại nêu ra một số đề xuất, trong đó có việc
chấm dứt mọi hình thức bạo lực, đề ra lịch trình cải tổ chính trị trước và
sau bầu cử, thiết lập hệ thống đảm bảo bầu cử trong sạch và công bằng.
Cựu thủ tướng Abhisit cũng kêu gọi các
bên trong cuộc khủng hoảng hy sinh lợi ích của mình để bế tắc hiện nay sớm
được giải quyết. Ông cũng kêu gọi chính phủ tạm quyền hiện nay từ chức để
tiến trình cải tổ chính trị bắt đầu và sau đó là bầu cử.
Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT) nói họ
đồng ý với tướng Prayuth rằng bầu cử mới không được dẫn tới bạo lực và chết
chóc. ECT cũng nói tùy thuộc vào kết quả đàm phán mà họ sẽ tổ chức trưng cầu
dân ý hay bầu cử mới.
Reuters dẫn lời nhân chứng cho biết
binh sĩ Thái chiều nay đã áp giải lãnh đạo biểu tình chống chính phủ Suthep
Thaugsuban ra khỏi cuộc đàm phán giữa các bên. Hiện chưa rõ vì sao ông Suthep
được áp giải ra khỏi cuộc họp.
Ngay sau đảo chính quân đội Thái Lan
công bố lệnh giới nghiêm khắp cả nước.
“Theo lệnh thiết quân luật, Ủy ban gìn
giữ hòa bình quốc gia cấm tất cả mọi người ở khắp vương quốc rời khỏi nhà từ
10 giờ tối đến 5 giờ sáng”, một phát ngôn viên của quân đội nói trên truyền
hình.
Quân đội Thái cũng yêu cầu tất cả kênh
truyền hình và phát thanh tạm ngừng phát các chương trình bình thường.
|
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét