Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

 Sau những ứng xử hung hăng của TQ:

Khi nào gien hung hãn nổi lên?

Cập nhật lúc 08:01
                  
Một nữ bác sĩ người Nga, chia sẻ những trải nghiệm về tâm lý Hán, sau những năm tồn tại trong “biển người” ở Trung Quốc, trên tờ báo Trà Thành phố (Chaigorod).
Sự tuân thủ mù quáng, vô điều kiện một chữ “Lễ” mập mờ, có thể tìm đường thoát ra là cơn hung bạo đột xuất, mà Lỗ Tấn từng đề cập trong AQ chính truyện.
Thái độ hủy hoại thiên nhiên là một biểu hiện của gene hung hãn. Gene hung hãn cũng trội, nếu dễ chấp nhận ám thị tập thể qua “hiệu ứng đám đông”.
Bài viết sau đây cho rằng sự sùng đạo thực sự, không vụ lợi có thể là thuốc chữa chứng hung hãn.
 hung hãn, Trung Quốc, văn hóa, dân tộc
Tra tấn hay tập luyện: đào tạo các ngôi sao Olympic ở Trung Quốc. Ảnh: báo Daily Mail (Anh).
Sự hung hãn (aggession – xâm lấn, hiếu chiến) dù ẩn, thường bộc lộ trong thái độ đối với súc vật.
Nếu bạn gặp một người Trung Quốc đang cười, đừng nghĩ rằng họ cười thật lòng, rằng trái tim của người ấy đang tràn ngập niềm vui. Đấy có thể là nụ cười tươi tắn, nhưng cũng có thể là nụ cười của đố kỵ.
Có khi từ nụ cười chỉ cách sự hung hãn và tàn ác không thể hiểu nổi có một bước chân thôi. Điều này bản thân tôi đã được trải nghiệm, khi sống với gia đình mình ở Trung Quốc. Ở nước này, người ta có thể giết những con thú (hoang) hiếm, hoặc những con vật họ nuôi một cách nhẫn tâm. Những đứa trẻ, trong khi chơi (vì không ai dạy bảo) hành hạ những con chuồn chuồn, con bướm đẹp kỳ lạ, những con ếch, rùa… cũng với một nụ cười trên môi,
Ở Trung Quốc, ít khi nghe tiếng chim (hoang dã) hót vào buổi sáng, và khó gặp chúng cả ở trong rừng, và trong các công viên có rất nhiều ở thành thị. Ở đó không có chim. Điều này (không có tiếng chim) lại gây giật mình với những ai quen sống trong tiếng chim (hoang dã) hót. Vì người Trung Quốc có phương châm ăn tất cả những gì ăn được, trong rừng đã không còn chim, và tuyệt chùng nhiều loài thú.
Sự tàn ác, trong mắt chúng ta (người Âu), đối với chim muông như vậy, lại được người Trung Quốc coi là bình thường trong đời sống, và không gây ảnh hưởng gì đến cả thực trạng của cả thể giới tự nhiên lẫn thế giới nội tâm. Bởi vì ở nước này ai cũng làm thế, và nhất là vì, chim thú sinh ra để phục vụ nhu cầu con người (Trung Quốc), và nói riêng, để cho dạ dầy người ta tiêu thụ.
Có cảm giác người ta cho rằng muông thú không biết cảm thấy đau. Nếu biết “lắng nghe” tiếng kêu tuyệt vọng của những con thú trong vườn bách thú, chắc người ta sẽ không chỉ bớt hành hạ muông thú, mà còn bỏ thói quen ăn thịt…
Vì sao người Trung Quốc lại thường tàn bạo với người lạ, đặc biệt với những người không có khả năng tự bảo vệ mình, và những người tù tội, trong khi cũng chính họ, lại luôn cố tỏ ra lễ độ, cố làm vui, và kính cẩn vâng theo lời bố mẹ, chú bác một cách vô điều kiện? Câu hỏi này vẫn đợi các nhà tâm lý học trả lời.
Sau một số năm sống ở Trung Quốc, tôi không tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi như thế. Cũng như cho nhiều câu hỏi khác, về mâu thuấn trong khí chất và tâm lý của dân Trung Quốc, về nhiều tập tục, thói quen, và nghi lễ là không thể hiểu nổi, cùng những cội rễ còn đang bị che khuất của chúng…
Can tội…thương kẻ trộm…
 hung hãn, Trung Quốc, văn hóa, dân tộc
Khổ luyện mới thành công: bài học từ 5 tuổi (thành công về thành tích nhưng thất bại về nhân cách). Ảnh: báo Daily Mail (Anh).
Trong sân là một đám đông người Trung Quốc, có vẻ là những người cùng sống trong tòa nhà tôi ở.
Vẳng lại những tiếng chửi, tiếng trẻ con khóc. Chúng tôi tới gần: một người đàn ông mặt vị cào, bị đánh sưng vù, chiếc áo vấy màu, mắt quầng tím không mở được, tay bị trói quặt ra sau lưng bằng dây thép gai. Trên mặt anh ta, vẫn là nụ cười vô song để xin thứ lỗi và xin được cứu giúp… Hóa ra, người ta bắt được kẻ cắp chiếc xe đạp ngoại nhập của chúng tôi.
Đám đông nhận thấy chúng tôi, ồn ào thêm, rồi lại quay sang tiếp tục hành kẻ tội nghiệp. Những người phụ nữ nện kẻ bị bắt nhiều hơn, hăng tiết hơn, chửi bới to hơn. Khi nhận thấy tình hình đã trở nên mất trật tự quá mức, công an tất ra lệnh đưa kẻ bị bắt về đồn.
Tôi và chồng tôi là hai người duy nhất tỏ ra thương kẻ cắp “không may” bị bắt kia.
Nhưng dù chúng tôi có muốn đến mức nào, cũng không thể cứu giúp anh ta, và chúng tôi không có quyền.
Nhưng tôi bỗng nhận thấy đám đông chờ gì đó ở chúng tôi. Tôi kinh hoàng nhận thấy trong mắt của những người phụ nữ sự không cảm thông, sự căm thù, sự khinh bỉ - kể cả đối với tôi. Họ vây chặt lấy tôi từ các phía, vung tay, trong cơn căm hận, người nào đó trong họ giật tay tôi đau nhói. Còn những ai hung hãn (aggressive) thì gào muốn khản giọng: “Tên đạo chích này đã lấy xe đạp của các vị… Khai báo với quan cảnh sát đi! Khai báo đi!”.
… Chúng tôi hiểu nguồn cơn của sự giận dữ của họ. Đó là vì chúng tôi là những người nước ngoài, sau khi xe đạp nội cũ của mình bị lấy cắp, có khả năng mua ngay chiếc xe ngoại nhập.
Đám đông AQ
Thật may, là không nhiều người trải nghiệm cảm giác, khi tiến về phía mình là một biển người hung bạo hàng ngàn người, mà mình thì không biết đám đông này xông lên chống lại ai. Điều này thật khủng khiếp.
Tôi và con gái đi xe đạp trong làn người đi xe đạp đông đúc, hoàn toàn bị bất ngờ, khi một đám đông người kết thành một khối đen đặc, dữ tợn, hung hãn không thể tả nổi. Dù là một dân tộc dút dát, trong cuộc sống thường ai lo phận nấy, khi nhập vào đám đông, con người đã thay đổi đi. Vì trong biển người cảm thấy mình được bảo vệ cực kỳ chắc chắn, đến mức triệt tiêu cảm giác sợ. Đám đông Trung Quốc là một khối đặc kịt, được quán triệt bởi một xúc cảm đồng đều, nhưng không còn cảm giác trách nhiệm về điều đang làm.
Điều ác độc từng được gieo mầm vào lúc nào đó, được nhân gấp bội phần, là không thể điều khiển nổi ở dạng đám đông hung hãn.
Tôi cố trấn tĩnh: chẳng qua thần kinh họ đang phải chịu stress, rồi sẽ qua thôi… Nhưng đứa con nhỏ của tôi thì, trời đất (đâu có được thần kinh của người lớn). Cùng lúc, khối năng lượng ‘đen’ đồ sộ kia trước sau cũng phải bục ra ở đâu đó, và không còn quan trọng là ở đâu, mà sẽ là ở bất cứ đâu.
Làm chuyện gì trong đám đông bao giờ cũng dễ, không ai nhận thấy, và không sợ phải chịu trách nhiệm về những gì đã làm.
Thần Tài hộ mệnh
Đặc điểm của tâm hồn Trung Quốc là xa lạ với đức tin tôn giáo, họ chỉ tìm kiếm cái lợi cho mình, chỉ tìm cách thu nhập, chứ không chia sẻ.
Như vậy, tâm lý của dân tộc đông nhất thế giới là khó có thể lý giải được, nhất về các nguồn gốc xã hội, và về sự vắng mặt của văn hóa và đạo đức mà phương Tây chấp nhận rộng rãi.
Nhiều người Trung Quốc bây giờ sùng bái đồng tiền.
Không thể không ngạc nhiên với cấu trúc giả cổ hôm nay của những ngôi chùa cổ xưa, và những lễ nghi ngẫu tượng giáo (tôn giáo sơ khai). Trong các chùa người ta tiến hành những lễ hội ầm ĩ, buôn bán đủ thứ, bắn cung, chơi cờ, đánh bài – hiện đang là dạng văn hóa quần chúng, giải trí toàn gia...làm ta (người ngoài) phải thắc mắc.
Phần lớn người Trung quốc đến chùa, đền để bói số phận, chứ không để thành tâm cầu nguyện.
Tuy vậy, trong mỗi nhà có bình tro của tổ tiên, ngày một đầy lên, là biểu tượng để người Trung quốc cúng vái, cầu xin được bảo vệ, che chở. Điều này người Tây thấy khó hiểu. Nhưng đây là hình ảnh Trung quốc hiện tại. Hôm nay, những người thực sự giữ được các phong tục cổ Trung quốc không còn nhiều.
(Theo VietNamnet) Lê Đỗ Huy trích dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét