Lãng
phí cũng là tội
Cập nhật lúc 09:45
Đã có hàng
nghìn phản hồi, bình luận của độc giả gửi về tòa soạn, khi Thanh Niên thực hiện loạt bài Lãng
phí ở tỉnh nghèo, hồi giữa tháng 4.
Bạn đọc cảm thán, xót xa về cái sự “nghèo mà hoang”, nhưng
đa phần là bày tỏ bức xúc với thực tế không có người chịu trách nhiệm về
những công trình đầu tư không hiệu quả, về những quyết định gây lãng phí tiền
tỉ.
Có bạn đọc gọi thẳng những công trình đổ tiền tỉ vào chỉ
để… ngắm ấy là “công trình phục vụ lợi ích nhóm”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày
3.5, thì nói rằng: “Lãng phí có khi còn nguy hại hơn cả tham nhũng”. Thực tế
cho thấy, không chỉ là “có khi” mà lãng phí chắc chắn đang nguy hại hơn cả tham
nhũng, vì mấy lẽ.
Thứ nhất, ngay từ năm 1952, khi nói chuyện về thực hành
tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gọi, lãng phí và tham nhũng là “hai anh em sinh đôi”, gây nên những thất thoát
lớn nguồn lực xã hội. Nhưng trong khi chúng ta có thể gọi tên, đưa ra xét xử
các vụ án tham nhũng, bỏ tù người tham nhũng, thì vẫn loay hoay đi tìm định
nghĩa lãng phí, và càng không xử tội bất kỳ ai vì hành vi gây lãng phí. Thứ
hai, so với tham nhũng, lãng phí chưa được nhận diện đúng mức cả về quy mô,
mức độ tác động đến đời sống xã hội. Các đại biểu Quốc hội từng tỏ ý nghi ngờ
con số lãng phí 20 tỉ đồng/năm, trong báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí năm 2013 của Chính phủ. Nó nguy hại chính còn ở chỗ đó, không làm
cho người ta thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Tham nhũng biến tài sản công thành tài sản riêng và được sử
dụng đâu đó trong xã hội, còn lãng phí là đánh mất hoàn toàn nguồn lực. Do
vậy xét trên nhiều góc độ, những tổn thất mà tệ lãng phí gây ra còn nghiêm trọng
hơn tham nhũng. Các lĩnh vực được coi là gây lãng phí nhất hiện nay, phải kể
đến như: sử dụng tài sản nhà nước (đất, trụ sở, ô tô công…); chi tiêu công;
sử dụng trái phiếu chính phủ; khai thác, quản lý sử dụng tài nguyên.
Tham nhũng bị liệt vào tội phạm. Nhưng kết tội tập thể, cá
nhân cơ quan nhà nước lãng phí rất khó, dù hậu quả nặng nề không kém. Và đây
có lẽ là điều đáng tiếc nhất, một cơ hội bị bỏ lỡ, khi Quốc hội sửa đổi luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tháng 11.2013, mà không tạo ra bất kỳ
thay đổi nào về tư duy của người dân và cả xã hội đối với tệ lãng phí. Các đề
nghị mạnh mẽ như đưa vào luật các quy định chế tài buộc người gây ra lãng phí
phải bỏ tiền túi để đền, hoặc bị xử lý hình sự… đã không được thông qua.
Thay vì coi lãng phí như một thứ tệ nạn xã hội, một biểu
hiện của sự suy thoái về đạo đức, cần nhìn nhận lãng phí là tội ác, là quốc
nạn. Bởi thực tế, lãng phí lan tràn trên diện rộng đã và đang gây ra những hệ
lụy không thể đo đếm cho sự phát triển đất nước. Ban hành chính sách không
phù hợp, quyết định thiếu chính xác dẫn đến lãng phí hàng nghìn tỉ đồng mà
người quyết định cùng lắm chỉ bị phê bình, khiển trách, thì đó là sự lãng phí
vô cùng vô tận.
(Theo
Thanh niên) An Nguyên
|
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét