Phó Thủ tướng nhận định
chuyện độc quyền ép giá
Cập nhật lúc 07:59
(Thị trường) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải tại Hội nghị mới đây cho biết, Việt
Cụ thể, tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực
hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát
triển bền vững”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng: “Người ta nói nông
nghiệp thì khó làm giàu được. Nhưng chúng ta có thể làm giàu được bằng nông
nghiệp”.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đánh giá
cao Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững”.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải yêu cầu: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục
nghiên cứu, cung cấp thông tin về thị trường, thông tin về tái cơ cấu cho
người dân. Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến xây dựng các mô hình mẫu, sau đó
nhân rộng ra các địa phương, đối với từng loại”.
Sẽ xử độc quyền ép giá nông dân?
Song để đạt được mục
tiêu trên, những nhà quản lý chắc chắn sẽ còn rất nhiều việc phải
làm.
Theo như ý kiến của Nguyên Phó Thủ
tướng Nguyễn Công Tạn, để người nông dân sống được và có lãi trên mảnh ruộng
của mình thì ngoài những chính sách hỗ trợ người nông dân, cần phải xóa bỏ sự
độc quyền xuất nhập khẩu, độc quyền phân phối của các doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn
Công Tạn trong cuộc trao đổi với PV báo Đất Việt cho biết, Việt Nam luôn dẫn
đầu trong cuộc chiến giảm giá gạo khi luôn trúng thầu các hợp đồng xuất khẩu
với mức giá rất thấp.
"Nhà xuất khẩu gạo bán với giá rẻ,
đồng nghĩa với việc thu mua của nông dân với giá rẻ. Nông dân không được hỗ
trợ công nghệ sau thu hoạch, thương lái ép giá thế nào đều phải bán, nếu
không muốn... cho vịt ăn. Hậu quả dễ thấy là người nông dân bị ép giá vô lối,
không sống được dù đã cày cuốc vất vả trên mảnh ruộng của mình", nguyên
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nói.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng chỉ thẳng, các
Tổng công ty lương thực nắm hết thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phát
triển theo cơ chế độc quyền kép: độc quyền thu mua và xuất khẩu lúa gạo, đồng
thời là độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, là rào cản các doanh nghiệp tư nhân
tham gia vào thị trường lúa gạo Việt Nam.
"Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA) có quá nhiều quyền trong việc đề xuất chính sách, song lại hoạt động
như một doanh nghiệp nhà nước, làm việc phân phối xuất khẩu gạo. Hiệp hội
không có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, cũng không quan tâm đến nông
dân mà thay vào đó là bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu",
nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nói.
Ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn
Công Tạn cũng giống với nhiều chuyên gia nông nghiệp tâm huyết.
GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội
giống cây trồng Việt Nam nói thẳng, doanh nghiệp thể hiện vai trò con buôn
kiếm lời khiến nông dân luôn bị thiệt.
(Theo
Đất Việt) Hà Anh
|
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét