Bộ Xây dựng:
Đúng sao phải sửa
hay sai còn cố cãi?
Cập nhật lúc 20:35
Bộ Xây dựng vừa ban hành thông tư hủy
bỏ cách tính diện tích chưng cư theo tim tường bao. Như vậy, sau thời gian
dài cố bảo vệ quan điểm của mình, Bộ Xây dựng đã có sự thay đổi.
Lịch sử cuộc tranh cãi?
Trong rất nhiều vấn đề tranh cãi về chung cư thì cách tính
diện tích như thế nào đã là câu chuyện nóng suốt thời gian qua. Thậm chí,
hàng loạt vụ tranh chấp chung cư đổ máu đã xảy ra giữa chủ đầu tư và người
mua nhà cũng chính từ mâu thuẫn cách tính. Có ý kiến cho rằng, hướng dẫn của
Bộ Xây dựng chưa phù hợp với Luật Nhà ở và gây thiệt hại cho người mua nhà,
có lợi cho chủ đầu tư các dự án.
Theo quy định hiện hành, hiện đang tồn tại 2 cách tính
diện tích căn hộ. Một cách theo Nghị định 71, một cách theo Thông tư 16.
Cụ thể, theo quy định trong Luật Nhà ở và Nghị định số 71
năm 2010 quy định hướng dẫn vể Luật Nhà ở: “phần diện tích thuộc sở hữu
chung của các chủ sở hữu nhà chung cư bao gồm: không gian, hành lang,
cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, khung, cột, tường chịu lực,
tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái ...”. Quy định
này được hiểu đây là cách tính diện tích sàn căn hộ mua bán theo nguyên tắc
kích thước thông thuỷ.
Trong khi đó, Thông tư số 16 của Bộ Xây hướng dẫn Luật Nhà
ở quy định diện tích sàn căn hộ mua bán có thể được xác định theo hai phương
pháp: Phương pháp thứ nhất là tính kích thước thông thủy của căn hộ; Phương
pháp thứ hai là tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ.
Nội dung này tiếp tục được hướng dẫn trong Công văn số 124
của Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản: “Về việc tính diện tích sàn
căn hộ... Đối với phương thức xác định kích thước tính từ tim tường thì diện
tích sàn căn hộ không phải trừ diện tích thuộc sở hữu chung...”.
Tuy nhiên, trong Thông tư lại không quy
định rõ trường hợp, nếu tính theo phương pháp tính tim tường bao thì có bao
gồm cả khung, cột, tường chịu lực hay không?. Bởi nếu căn cứ Luật Nhà ở thì
các phần diện tích khung, cột, tường... nằm trong diện tích sở hữu chung và
như vậy chủ đầu tư sẽ không được tính vào diện tích căn hộ.
Theo tính toán, hai cách tính này diện tích chênh nhau từ
5 - 8% diện tích. Ví dụ, một căn hộ chung cư theo hợp đồng mua bán có diện
tích được tính theo Nghị định 71 là 60 m2. Nhưng nếu tính theo Thông tư 16
thì diện tích căn hộ lại là 62 m2.
Việc tính diện tích chênh lệch không những ảnh hưởng đến
giá mua bán căn hộ, mà còn liên quan tới tổng tiền nộp thuế để làm giấy chứng
nhận sở hữu. Nếu tính theo thông tư 16, diện tích căn hộ tăng thêm vài m2,
đồng nghĩa với số tiền mua căn hộ của người dân sẽ phải bỏ ra nhiều
hơn. Con số đó là tư vài chục triệu đến cả trăm triệu.
Các quy định chồng chéo này đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa
chủ đầu tư và khách hàng khi tính diện tích để bàn giao nhà. Mặc dù áp dụng
cách tính diện tích từ tim tường bao nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn tính các phần
diện tích khung, cột, tường vào diện tích căn hộ cho khách hàng.
Bộ Xây dựng khẳng định đúng
Trong khi giới chuyên gia cũng như nhiều cơ quan chức năng
cho rằng, Bộ Xây dựng cần phải điều chỉnh Thông tư 16 theo hướng tách bạch
được những phần diện tích chung và riêng. Cách tính diện tích căn hộ của Bộ
Xây dựng là trái với quy định cũng như gây thiệt hại cho người mua nhà.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng nên chỉ áp dụng
một cách tính diện tích duy nhất, nhất quán để giảm thiểu tranh chấp. Mặc dù
vậy, phía đơn vị này vẫn một mực bảo vệ quan điểm của mình.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ
Xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, 2 cách tính diện tích theo tim tường
và thông thủy tuy khác nhau, nhưng lại không khiến chủ đầu tư được lợi thêm.
Theo đại diện của Bộ Xây dựng, dù tính diện tích cách nào, giá bán căn hộ
cũng… ngang nhau.
Đến ngày 21/12/2013, Cục Quản lý nhà và thị trường bất
động sản lại ra Văn bản số 124/QLN để giải thích thêm về cách tính diện tích
căn hộ theo tim tường. Song, những giải thích của Bộ Xây dựng dường như chưa
tách bạch được phần diện tích chung riêng, nên dư luận thêm bức xúc.
Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp đã đề nghị Bộ Xây dựng
tự kiểm tra, xử lý nội dung chưa phù hợp với pháp luật của các văn bản nêu
trên.
Theo Cục Kiểm tra Văn bản, cách tính diện tích sàn căn hộ
mua bán tại Thông tư số 16 dẫn đến việc xác định diện tích sở hữu, sử dụng
của chủ đầu tư và chủ sở hữu căn hộ cũng như của cộng đồng dân cư tại chung
cư hiện nay không rõ ràng. Phần cột, hộp kỹ thuật, tường bao, tường ngăn chia
căn hộ ... tính vào sở hữu riêng nhưng có thể phần diện tích này đã được phân
bổ vào giá bán chung cho toàn bộ ngôi nhà.
Tại báo cáo mới nhất do Nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Pháp
luật của Quốc hội thực hiện nhằm đánh giá tính pháp lý của các văn bản hướng
dẫn cách tính diện tích căn hộ chung cư do Bộ Xây dựng ban hành, nhóm này
đánh giá lập luận như trên của đại diện Bộ Xây dựng là chưa thuyết
phục.
Theo đó, nếu tính theo tim tường, diện tích căn hộ sẽ tăng
lên, như vậy, khi tính giá dịch vụ nhà chung cư, chủ căn hộ sẽ phải đóng phí
dịch vụ hàng tháng tăng tương ứng cho hàng chục năm sử dụng tiếp theo. Ngoài
ra, báo cáo cũng nhấn mạnh, quy định này tạo ra sự thiếu minh bạch cho thị
trường bất động sản, làm ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Tại phiên giải trình của Bộ xây dựng về cách tính diện
tích chung cư do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức chiều 25/2, Thứ trưởng
Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định bộ này không sai khi ban hành Thông tư
16.
Theo ông
Mặc dù khẳng định quy định tại thông 16 là đúng với quy
định của pháp luật nhưng lãnh đạo Bộ Xây dựng thừa nhận, việc chủ đầu tư bán
căn hộ theo diện tích tim tường là chưa hợp lý. Ngày 20/02/2014, Bộ Xây dựng
đã ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi điều 21 của Thông tư 16 để thống
nhất một cách tính theo kích thước thông thủy.
(Theo Vef.vn) D.Anh
Sửa cái đúng thì đương nhiên cái
đúng sẽ thành sai, bởi xưa nay người ta sửa cái sai để cho nó đúng. Bộ Xây
dựng đang làm một điều kỳ cục.
Câu chuyện này lẽ ra chẳng phức tạp
nếu cách tính diện tích nhầm phần lợi lại thuộc về người mua nhà. Tiếc rằng
dân kinh doanh bao giờ cũng “khôn” hơn khách hàng! Còn cơ quan quản lý là Bộ
Xây dựng chắc cũng “đầy” người tài giỏi, ai có thể “qua mặt” họ được. Không
hiểu họ muốn bảo vệ lợi ích của ai?
Thương
Giang
|
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Băng giả cảnh sát lừa tiền như thế nào
Cập nhật lúc 20:10
Qua điện
thoại, các nạn nhân còn nghe rõ tiếng hỏi cung, buộc tội, tiếng còi hụ cảnh
sát... nên tuyệt đối tin người đang cáo buộc mình dính díu đến nhóm tội phạm
rửa tiền là "lãnh đạo công an".
Trao đổi với VnExpress, bà
Quyền ở quận 1, TP HCM, vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng khi nhắc đến cuộc điện
thoại khiến bà mất hàng trăm triệu đồng hồi tuần trước.
Bà lão 73 tuổi kể, chiều 20/2, điện
thoại bàn đổ chuông rất lâu vì lúc đó chỉ mình bà ở nhà và đang bận tay làm
một số việc. Vừa bắt máy, đầu dây bên kia có một phụ nữ xưng là người của
Tổng đài, yêu cầu bà Quyền phải đóng gần 9 triệu đồng cước cho một công ty ở Hà
Nội mà bà đứng tên đăng ký vào tháng 11/2013. "Nếu không sẽ nhờ pháp
luật xử lý", giọng cô này lạnh tanh.
Bực mình vì yêu cầu quá vô lý, bà Quyền
được "nhân viên tổng đài" khẳng định đây là việc có thật và hồ sơ
nợ cước đã được chuyển sang Công an Hà Nội. "Chút nữa sẽ có cán bộ điều
tra nói rõ cho bà biết sự việc", người phụ nữ nói.
Ít phút sau, một người đàn ông tự xưng
là cảnh sát yêu cầu bà đọc số CMND để anh ta kiểm tra. Chỉ vài giây, người
này xác nhận đúng là bà Quyền mở công ty ở Hà Nội và cho biết cơ quan điều
tra vừa bắt một nhóm tội phạm rửa tiền cho đường dây mua bán ma túy và bà bị
bọn này khai "có liên quan". Số tiền thu lợi bất chính đang được bà
gửi ở một ngân hàng.
"Tôi khẳng định không dính dáng gì
nhưng anh ta bảo có 2 nhân viên ngân hàng vừa bị bắt vì đã trộm 500 hồ sơ
dùng để rửa tiền, trong đó có tên tôi. Trước giờ làm ăn lương thiện, hơn 3 tỷ
đồng đang gửi ở ngân hàng là do tiết kiệm cả đời nên khi nghe vậy tôi rất sợ.
Tôi chỉ biết trả lời những câu hỏi của hắn, mong được minh oan, mà không biết
mình đang sập bẫy”, bà Quyền buồn bã kể.
Sau ít phút tra lục, người ở đầu dây
bên kia cho hay tài khoản của bà đã bị phong tỏa và cảnh sát sắp niêm phong
cả căn nhà bà đang ở. Nói đến đây, hắn yêu cầu bà cầm máy để nói chuyện với
"lãnh đạo công an Hà Nội". "Trong lúc chờ máy, tôi nghe nhiều
tiếng động xột xoạt, người nói chuyện, âm thanh giống như trong một cơ quan
nhà nước thật", bà lão nói.
Người tiếp theo nói chuyện với bà Quyền
có giọng nghiêm nghị. Ông ta bảo nếu bà muốn thoát tội phải phối hợp với cơ
quan điều tra. Vị "lãnh đạo công an" còn dọa có thể nhóm này sẽ tìm
đến sát hại bà, con cháu trong nhà cũng có thể bị vạ lây. "Tôi muốn đứng
tim khi nghe nói thế. Ông ta sau đó đã trấn an, yêu cầu tôi đọc số điện thoại
di động để công an định vị, lên kế hoạch bảo vệ và dặn tôi nhất định phải làm
theo lời 'lính' ổng yêu cầu để bắt trọn ổ tội phạm. Nghe thế tôi tin quá rồi",
bà Quyền lý giải.
Điện thoại di động bà Quyền đổ chuông,
giọng người đàn ông trẻ hơn cũng xưng là công an Hà Nội, nói bà phải giữ máy
để dò vị trí, điều trinh sát đến bảo vệ. Sau đó, hắn yêu cầu bà chuyển 800
triệu đồng vào tài khoản của "cơ quan điều tra" để xác minh nguồn
gốc số tiền. Nếu tiền trong sạch sẽ chuyển công văn để ngân hàng chuyển trả
lại bà. “Tuyệt đối không được tiết lộ cho ai biết, nếu vụ việc bị phát hiện,
nhóm này sẽ giết bà để trả thù”, viên cảnh sát dỏm hăm dọa.
Tiếp đó, người này hướng dẫn bà đến tận
cửa ngân hàng. "Có người của chúng tôi đang bảo vệ bà rồi, yên
tâm". Khi bà chuyển tiền, hắn còn yêu cầu báo số quầy và tên nhân viên
thực hiện giao dịch để "điều tra cho rõ". Sau khi chuyển 800 triệu
đồng vào tài khoản anh ta đưa, bà Quyền được khuyên về nhà nghỉ ngơi, chờ
đợi.
“Về đến nhà bình tĩnh nghĩ lại, tôi hỏi mọi người thì mới
biết mình bị lừa nên báo công an. Vì mình trong sạch nên khi bị dọa có tội
thì sợ lắm, cứ bám víu, tin tưởng vào công an nên sập bẫy lúc nào không hay”,
bà Quyên buồn bã nói.
Cũng rơi vào cái bẫy tương tự, vài ngày trước,
bà Lê ở quận 11cũng mất gần 200 triệu đồng. Do đã lớn tuổi, quanh năm chỉ làm
nội trợ ở nhà nên khi nhận được điện thoại bàn của nhóm lừa đảo giả cảnh sát
hăm dọa, bà đã rất bất ngờ.
Theo bà Lê, trong lúc nói chuyện cũng
có lúc bà nghi vấn nhưng người đàn ông xưng là cảnh sát đã nói vanh vách
thông tin gia cảnh, nhân thân từng người trong gia đình bà. Mặt khác, có
tiếng hỏi cung, câu trả lời khai báo, bàn phím gõ lọc cọc và cả tiếng còi hụ
của cảnh sát... vọng vào điện thoại nên bà đã tuyệt đối tin tưởng. Do vậy,
khi gã cảnh sát dỏm yêu cầu “hợp tác với cơ quan điều tra” để có thể giải oan
việc không dính dáng đến đường dây tội phạm, bà đã không ngần ngại làm theo
những gì bọn chúng yêu cầu. Tuy nhiên, sau khi ra ngân hàng chuyển gần 200 triệu
đồng cho chúng, bà chờ mãi mà không thấy hồi âm.
Cao tay hơn, băng lừa đảo này còn giả
được số điện thoại của tổng đài, Công an Hà Nội, VKS… để gọi đến dọa nạt các
"con mồi". Trình báo với Công an quận Tân Bình, bà Bùi (48 tuổi)
cho biết bị một nhóm người xưng là cán bộ VKSND tỉnh Tây Ninh lừa lấy mất 400
triệu đồng. Bà kể, lúc đầu gọi đến họ bảo rằng đang thụ lý điều tra một đường
dây ma túy xuyên quốc gia mà bà bị tình nghi dính líu đến. Số tiền bà đang
gửi ngân hàng bị họ cáo buộc là tiền thu lợi bất chính từ hoạt động phi
pháp này.
Kiểm tra số điện thoại gọi đến đúng là
của cơ quan công quyền tỉnh Tây Ninh, bà Bùi rất sợ hãi, hết lời thanh minh.
Nhóm "điều tra viên" liền yêu cầu bà chuyển 400 triệu đồng vào một
tài khoản được khẳng định là của cơ quan điều tra để họ xác minh có hay không
là tiền phạm pháp. Nếu bà vô tội, tiền sẽ được chuyển trả lại trong vòng ít
giờ. "Do quá sợ hãi, tôi đến ngân hàng ACB Chi nhánh TP HCM chuyển tiền
vào số tài khoản mà họ đã đưa. Đợi mãi không thấy tiền được trả lại, tôi mới
biết mình bị lừa", bà Bùi cho hay.
Theo thống kê công an TP HCM, chỉ tính
từ tháng 1 đến nay đã có gần 10 người là nạn nhân của băng nhóm tội phạm này.
Số tiền chúng lừa đảo chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng. Đây là các nhóm tội
phạm hoạt động ở nhiều tỉnh thành và có cả sự can thiệp của người nước ngoài.
Các nạn nhân từ từ bị đưa vào tròng, cứ ngỡ đang nói chuyện với cảnh sát thật
nên tin tưởng nghe theo rồi sập bẫy. Để khó bị phát hiện, nhóm này thường yêu
cầu “con mổi” hợp tác trong im lặng, không được tiết lộ với bất kỳ ai.
"Bước đầu Công an TP HCM đã bắt
được nhiều nghi can, đang làm rõ hành vi phạm tội cụ thể của từng người. Tuy
nhiên, trên thực tế còn một số băng nhóm vẫn sử dụng hình thức này để lừa gạt
người dân, mọi người cần đề cao cảnh giác. Bởi nếu là công an thật, khi làm
việc với ai sẽ phải có giấy triệu tập, chứ không bao giờ nói chuyện qua điện
thoại”, một cán bộ điều tra cho hay.
(Theo
VnExpress) Quốc Thắng
* Tên các nạn nhân được thay đổi.
|
Để giá
sữa tăng là thiếu trách nhiệm với dân
Cập nhật lúc 15:45
Việc để giá sữa liên tục tăng cao trong
thời gian qua, cho thấy sự thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối
với người tiêu dùng.
Chỉ khổ người tiêu
dùng
Trước
tình hình giá sữa “phi mã”, ông Vũ Vinh Phú – chuyên gia kinh tế, Phó chủ
tịch Hiệp hội bán lẻ Việt
Thực tế trên thị trường hiện nay, rất nhiều sản phẩm của
các hãng sữa đã tăng giá khoảng 5-10% so với trước. Còn một số hãng sữa khác
dù chưa tăng nhưng đã có thông báo về việc sẽ tăng giá trong thời gian sắp
tới.
Tại siêu thị T Mart (Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội),
một nhân viên bán hàng cho biết tại đây các sản phẩm sữa của Nutifood,
Vinamilk, Arbott, Friso… đều đã tăng giá. Đơn cử, hộp EnfaGrow 1,8kg trước
đây có giá khoảng 750 nghìn đồng, nay điều chỉnh lên hơn 800 nghìn đồng/hộp.
Trong khi các doanh nghiệp sữa cho rằng sữa không thể không
tăng giá do nguyên liệu nhập khẩu thế giới tăng mạnh, giá thu mua nguyên liệu
trong nước tăng cao.
Tìm hiểu thực tế tại một số đại lý, nhiều chủ đại lý cho
biết: khách hàng tỏ ra bức xúc khi sữa tăng giá, tuy nhiên do sữa nhập vào
đại lý cao nên khi bán cũng phải tăng theo.
Trao đổi với PV, chị Lê Thu Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) bức
xúc: “Các hãng sữa cứ đùng một cái là tăng giá mà không có lời giải thích rõ
ràng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất dinh dưỡng cho con mình, dù sữa có lên giá
ngất trời thì người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng chi tiêu trong gia
đình, nhưng không thể để con thiếu sữa dù chỉ một ngày”.
Doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở
Quan điểm của các chuyên gia, các nhà quản lý là không ngăn
cản việc tăng giá, nhưng người ta ngăn cấm việc tăng giá không minh bạch và
bất hợp lý.
Trước sự tăng giá trên, Bộ Y tế đã ra Thông tư số
30/2013/TT- BYT ngày 4/10/2013 “về việc ban hành Danh mục sữa dành cho trẻ em
dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá” là một sự tất yếu. Nhưng dư
luận đặt câu hỏi: Thông tư này chỉ dùng vào việc kê khai giá, các yếu tố làm
sao tăng giá nhưng lại không kiểm soát được các yếu tố từ khâu nguyên liệu
cho đến khi đưa vào sản xuất và ra giá thành sản phẩm sữa?.
Vấn đề này, ông Phú cho rằng: “Nguyên liệu chỉ là một phần
trong chuỗi cung ứng tạo ra thành phẩm. Cần làm rõ cho người dân được biết lý
do vì sao tăng, tăng ở lô nào, mức tăng bao nhiêu, các yếu tố cấu thành và
tác động vào tăng là bao nhiêu phần trăm? Tăng 5% là đúng, hay chỉ 4% thôi...
Điều này không ai làm rõ. Vì vậy người ta vẫn cho rằng câu chuyện tăng giá
sữa chưa minh bạch và cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng”.
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Phong –
chuyên gia kinh tế, cho rằng, điều này là do cách quản lý kiểu nửa vời, tức
là không đưa hẳn ra ngoài tự do kinh doanh theo thị trường, cũng không đưa
vào quản lý sát sao như xăng dầu, có định mức về khung giá trần. “Đây vừa tự
do kinh doanh vừa có kiểm soát, có kê khai, thành ra dở. Quản lý của mình tạo
ra căn cứ hợp lý hợp lệ cho họ tăng giá”.
TS. Nguyễn Minh
Phong – chuyên gia kinh tế
Ngoài ra, ông Phong cũng phân tích Luật giá có những kẽ hở cho nên tăng giá là hợp lý, là chuyện bình thường, bởi đáng lẽ quản lý giá là để minh bạch hơn và tạo ra sự hợp lý, nhưng chúng ta có kiểm tra kiểm soát gì đâu. Vậy nên chỉ có những doanh nghiệp là người hưởng lợi.
Quản lý giá cần sự
phối hợp đồng bộ
Các chuyên gia cũng như dư
luận đang lo ngại về việc có hay không lợi ích nhóm trong kinh doanh sữa, đặc
biệt là sữa ngoại trên thị trường Việt
Theo ông Vũ Vinh Phú, hiện
nay có 200 nhà cung cấp, nhập khẩu sữa ngoại, nhưng toàn là tư nhân. “Kinh
doanh sữa lãi cao như thế nhưng vì sao không có công ty thương mại nhà nước
nào tham gia để cứu cho dân, để đối trọng với lực lượng tư nhân, để khống chế
việc tăng giá sữa như hiện nay?”, ông Phú đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Phú, không
nên dùng biện pháp hành chính như hiện nay, vì kiểm soát giá là biện pháp
cuối cùng. Chúng ta phải dùng kinh tế để áp đảo kinh tế, dùng hàng hóa để áp
đảo hàng hóa, dùng sữa để áp đảo sữa, dùng hệ thống phân phối để áp đảo hệ
thống phân phối thì mới mong cứu vãn được. Nếu đã xác định đưa vào quản lý
giá thì cần phải phối hợp thương vụ, hải quan, tài chính, y tế, công thương
để làm tốt việc kiểm soát giá sữa.
Về vấn đề quản lý tốt giá
sữa, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, có hai cách hữu hiệu: Thứ nhất cho phép
cạnh tranh tự do, cấp phép cho các đơn vị được cạnh tranh thoải mái, các
doanh nghiệp của nhà nước đứng ra cạnh tranh đối trọng với giá thấp hơn để
tạo ra được sức ép thị trường. Thứ hai, đưa sữa vào diện kiểm soát giá, tính mức
lãi nhất định cộng với chi phí thực tế có kiểm toán, có so sánh với giá thế
giới. Đồng thời tuyên truyền cho người dân biết về các mức giá thế giới,
trong nước để không chọn mua những sản phẩm có mức giá quá đắt. Không thì
người dân cứ xem quảng cáo rồi cắm vào mua, tự tạo ra cơn sốt, tự mình hại
mình”.
(Theo Tầm
nhìn) Thanh Châu
|
Mỹ công bố báo cáo nhân quyền có liên quan
đến Việt Nam
Cập nhật lúc 14:08
VOV.VN -Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Zeya ghi nhận những tiến bộ
trong nhiều lĩnh vực liên quan tới quyền con người tại Việt
Đêm 27/2 (theo giờ Việt Nam), Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo
thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2013”, trong đó đề cập vấn
đề quyền con người của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Báo cáo nhân quyền 2013 vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định
thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình thực thi
quyền con người tại Việt Nam, trong đó có những vấn đề mà phía Mỹ gọi là “tù
nhân lương tâm” và “hạn chế quyền tự do ngôn luận”.
Tuy nhiên, trong trao đổi với phóng viên thường trú Đài TNVN tại
Mỹ, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động
Uzra Zeya cho biết, Mỹ ghi nhận những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực liên quan
tới quyền con người tại Việt Nam, trong đó có tự do tôn giáo mà điển hình là
sự gia tăng về số lượng các cơ sở thờ tự được đăng ký, đồng thời hoan nghênh
Việt Nam ký Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc và tôn trọng quyền của
người đồng tính.
Kể từ khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1995 đến nay, Mỹ và
Việt Nam đã tổ chức 17 phiên đối thoại về nhân quyền và trao đổi thẳng thắn
về các vấn đề mà mỗi bên quan tâm. Không chỉ phía Mỹ bày tỏ những quan điểm
liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Uzra Zeya cho biết: “Việt
Theo bà Zeya, Việt
Bà Uzra
“Phương cách tối ưu để giải quyết bất đồng giữa Mỹ và Việt
Tháng 11/2013, Việt
Nhật Quỳnh, Huy
Hoàng/VOV-Washington
|
Thủ tướng yêu cầu không dỡ cầu Long
Biên
Cập nhật lúc 14:08
TPO - Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ diễn ra
sáng nay, 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu không dỡ cầu Long Biên. Thủ
tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải và TP Hà Nội phải thống nhất phương án
làm cầu đường sắt sớm nhất.
Trước đó, khi bàn về dự án đường sắt đô thị số 1, Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải Đinh La Thăng than phiền việc thực hiện dự án quá chậm,
quá nhiều tranh cãi, hội thảo nhưng chưa kết luận được.
Đã xây cầu mới sao cứ phải giống cầu
Long Biên?
(Đồ họa cầu đường sắt xây mới bên
cạnh cầu Long Biên. Ảnh: Ashui)
Bộ trưởng Thăng khẳng định, quan điểm của Bộ Giao thông Vận
tải là thống nhất theo phướng án Thủ tướng đã chấp thuận là làm cầu mới cách
cầu Long Biên 30m. Đây là phương án chi phí ít nhất, giải phóng mặt bằng thấp
nhất. Tuy nhiên, Hà Nội lại có phương án khác nên lại xảy ra rắc rối. Bộ
trưởng Thăng đề nghị Thủ tướng chủ trì và có quyết định sớm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cho biết, khi làm việc với Tổng thống, Thủ tướng Pháp, họ đều muốn Việt
Nam giữ lại cầu Long Biên và sẽ góp phần tài trợ.
Thủ tướng khẳng định,
quan điểm từ trước tới nay là giữ nguyên cầu Long Biên, còn làm cầu mới chỗ
nào tốt nhất, hay nhất thì các bên phải ngồi lại với nhau.
Đối với cầu Long Biên,
phải có phương án phục hồi cụ thể, sử dụng theo công năng cho phù hợp. Còn
đối với cầu vượt sông phục vụ tuyến đường sắt số 1 cũng phải bàn cho cụ thể,
cách 30, 50 hay 200 mét thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội ngồi lại tính
toán.
Ngay sau khi có
thông tin về phương án phá dỡ cầu Long Biên, báo Tiền Phong mở
diễn đàn "Cầu Long Biên - Bảo tồn hay xây mới".
Diễn đàn đã thu
hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, chuyên gia, bạn đọc. Tất cả đều
đưa đến phương án bảo tồn cây cầu Long Biên - minh chứng vô giá của lịch sử.
(Theo TPO) Ngọc Tiến
|
Suy ngẫm từ... đôi đũa
tre?!
Cập nhật lúc 14:01
(PetroTimes) - Các nhà hoạch định chính sách của ta hay thích bàn, thích nói
đến những vấn đề lớn. Nhưng có lẽ đã đến lúc xin các bộ óc thông thái hãy
nghĩ cách làm thế nào để cho người Việt Nam đang sống trên mảnh đất bạt ngàn
tre nứa không phải đi nhập từng que tăm, từng đôi đũa.
“Nước Việt
Cây nào cũng đẹp. Cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre, nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc. Tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi. Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... Mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Ở đâu tre cũng mọc. Ở đâu tre cũng sống. Bóng tre vươn lên mộc mạc. Màu tre xanh tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai. Trông tre thanh cao, giản dị, chí khí như Người...”.
Từ hàng chục năm
trước, khi học lớp 6 (hệ 10 năm), chúng tôi đã được học thuộc lòng bài “Cây tre Việt
Rồi khi đi bộ đội, có
lẽ thứ duy nhất mà chúng tôi làm được là đôi đũa tre, vót thon hai đầu, dài
đúng 30cm và chiếc rút dép. Sở dĩ đôi đũa dài đến như vậy là vì bộ đội khi ăn
cơm phải dùng một đầu đũa và cơm vào miệng và một đầu để gắp thức ăn cho khỏi
mất vệ sinh.
Thời gian trôi qua,
kinh tế nước nhà thay đổi nhiều. Khái niệm “ăn no mặc ấm” không còn là mơ ước
đối với khá đông người, mà thay vào đó là nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”. Hàng
hóa tràn ngập tưởng như đã có “khủng hoảng thừa” ở Việt
Nhưng có ai nghĩ
rằng, một đất nước “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” bây giờ lại phải đi
nhập mỗi năm cả chục ngàn tấn đũa tre, tăm tre từ Trung Quốc, từ Đài Loan. Và
khi nhìn kỹ ra thêm thì mới thấy, hóa ra chúng ta chẳng tự mình làm ra được
cái gì cả? Một nền công nghiệp... đạp chân (gia công quần áo); một nền công
nghiệp “cắm cắm, nhét nhét” (lắp ráp thiết bị điện tử)... Thậm chí sợi chỉ,
chiếc cúc, cho đến cây kim khâu cũng không làm được mà phải đi nhập... Nhưng
thảm hại nhất và thực sự thấy nhục, đó là phải đi nhập từ đôi đũa ăn đến
chiếc tăm xỉa răng. Tại sao lại có cái chuyện lạ đời như vậy? Chẳng lẽ người
Việt
Chẳng lẽ chiếc tăm,
đôi đũa của nước ngoài lại được chế tạo bằng một loại “công nghệ” đặc biệt và
có những “công năng” sử dụng vượt trội so với cái tăm của Việt Nam vẫn có từ
xưa?
Và nếu suy rộng ra
thì không chỉ chuyện cái tăm, đôi đũa, mà còn nhiều lĩnh vực khác.
Tại sao người Việt
Chính vì thế mà Việt
Trở lại chuyện cái
tăm, đôi đũa.
Việc chúng ta không
dám đầu tư công nghệ nguồn và chỉ thích nhập khẩu thể hiện ở mấy điểm sau:
Thứ nhất, chính sách
của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế chưa thực sự khuyến khích việc đầu
tư sản xuất. Chính sách thuế của ta nặng về tận thu. Chính vì vậy, giá thành
một gói tăm, đôi đũa của Việt
Thứ hai, các doanh
nhân Việt Nam thiếu tầm nhìn xa, không đủ dũng cảm, khi làm ăn nặng về “bóc
ngắn cắn dài”, quen lối “làm ngay, ăn ngay”.
Và thứ ba, người Việt
Chính vì cái sự thích
nhập khẩu để có “màu” này mà Việt Nam đang trở thành một “bãi rác công nghệ”
cho thế giới. Nào là những dự án sản xuất thép, nào là những dự án xi măng lò
đứng, rồi gần đây nhất đó là thiết bị y tế second hand. Những loại máy móc cũ
nát ấy về Việt
Một vấn đề nữa đã làm
kìm hãm sự phát triển sản xuất của Việt
Đũa tre Trung Quốc nhập khẩu vào Việt
Bấy lâu nay, chúng ta
cứ hô hào rằng ưu tiên cho sản xuất, rằng ưu tiên cho phát triển hàng thủ
công... Nhưng cái sự ưu tiên của các chính sách Nhà nước nhiều khi rất mơ hồ,
không cụ thể và có khi “trên bảo dưới không nghe”. Điều này hoàn toàn khác
với những quốc gia láng giềng, họ đã có những biện pháp bắt buộc những cơ
quan quản lý phải tạo điều kiện tối đa cho người nông dân được xuất khẩu hàng
hóa của mình, đặc biệt là hàng nông sản thực phẩm.
Các nhà hoạch định
chính sách của ta hay thích bàn, thích nói đến những vấn đề lớn. Nhưng có lẽ
đã đến lúc xin các bộ óc thông thái hãy nghĩ cách làm thế nào để cho người
Việt
Cái nhỏ không làm
được thì cũng khó mà nói làm được cái lớn.
(Theo Petrotimes) Như Thổ
|
Nứt trụ cầu nghìn tỷ: Rất nguy hiểm nếu nứt sâu, gỉ sắt!Cập nhật lúc 13:43“Điều quan trọng là phải kiểm tra xem độ sâu vết nứt của trụ cầu Vĩnh Tuy thế nào. Nếu vết nứt sâu, sắt bên trong trụ cầu bị gỉ thì sẽ rất nguy hiểm” – Nguyên Thư trưởng Phạm Sỹ Liêm cảnh báo.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, sự cố ở trụ cầu Vĩnh Tuy mà báo chí và dư luận đang lên tiếng phản ánh hiện nay đã được phát hiện từ mấy năm trước, nhưng không cơ quan chức năng báo cáo cáo lại.
Về nguyên nhân dẫn đến nứt các trụ cầu, theo ông Liêm thường có 2 lý do chính là độ co ngót bê tông và sức chịu lực vượt quá giới hạn của cây cầu. Mỗi nguyên nhân đều có những đặc điểm riêng của nó.
Tuy nhiên, TS Liêm tỏ ra “chưa thyết phục” với nguyên nhân do co ngót bê tông từ những vết nứt tại trụ cầu Vĩnh Tuy, vì thực tế những sự cố này xảy ra ở đoạn giữa, và lại là vết nứt dọc. Nguyên nhân này có thể đã đánh giá nhẹ hơn về độ nguy hiểm của những vết nứt.
Còn đối với nguyên nhân chịu lực do lực ép từ trên xuống, nếu bê tông xấu có thể xảy ra nứt giữa, tạo ra những lỗ hổng. Mặt khác nguyên nhân xảy ra vết nứt cũng có thể do lệch tâm, khiến bên co bên dãn. Ngoài ra chất lượng công trình xấu cũng có thể bị nở, trụ cầu bị lún xuống.
Cũng theo nguyên Thứ trưởng xây dựng, hiện cơ quan chức năng mới chỉ đề cập đến độ rộng, dài, nhưng một khía cạnh quan trọng nhất mà chưa được đề cập tới là độ sâu của vết nứt thế nào.
TS Liêm phân tích, nếu vết nứt không sâu, chỉ xảy ra ở bề mặt thì có thể do co ngót bê tông. Đó chỉ là những vết nứt kiểu hình chân chim. Trường hợp này hay xảy ra ở những công trình thủy điện.
Nhưng nếu vết nứt sâu thì sẽ rất nguy hiểm, có thể bị co ngót cả khối chứ không chỉ riêng bề mặt và sẽ ảnh hưởng đến cốt thép bên trong. Vết nứt sâu, nước sẽ ngấm vào khiến phần cốt thép bị han gỉ sẽ càng nguy hiểm hơn.
“Nguyên nhân những sự cố này cần phải được chuyên gia xem xét cẩn thận, không nên làm vội vàng. Cần một đơn vị độc lập để làm công việc này” – ông Liêm nói.
Theo Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, đơn vị kiểm định phải xem lại khâu thiết kế cũng như nhật ký thi công cầu Vĩnh Tuy. Để qua đó xác định thợ triển khai thế nào, làm đêm hay ngày, điều kiện thời tiết ra sao, bê tông lấy ở đâu, có làm mẫu thử không, tỷ lệ nước trên xi măng thế nào, ai giám định?…
Điều quan trọng là phải thường xuyên theo dõi sát sao, đánh dấu xem vết nứt đến đâu. Tại vị trí xảy ra sự cố cần trát lại xi măng xem nó còn nứt tiếp không, xem vận tốc phát triển ra sao. Nếu vết nứt tiếp tục nở to là nó đang phát triển lên. Ông cho rằng, khi xảy ra sự cố thì phải làm hết các phương án để tìm nguyên nhân, phòng ngừa.
“Tôi muốn biết độ sâu của vết nứt thế nào. Có thể bây giờ công trình vẫn an toàn, người dân và các phương tiện yên tâm khi lưu thông. Nhưng nếu vết nứt sâu, gây han gỉ sắt sẽ rất nguy hiểm. Có thể bây giờ không xảy ra sự cố, nhưng nếu vết nứt nguy hiểm, chất lượng công trình xuống cấp, dần dần cũng có nguy cơ dẫn đến sập cầu” – TS Phạm Sỹ Liêm cảnh báo.
Trong chuyến khảo sát mới đây, cả đơn vị giám sát và Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đều khẳng định cầu Vĩnh Tuy vẫn nằm trong phạm vi an toàn, người dân hoàn toàn yên tâm khi lưu thông.
Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vẫn yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra độc lập vào làm việc, đồng thời phải tiến hành rà soát lại toàn bộ chất lượng hệ thống cầu treo trên địa bàn thủ đô, để đảm bảo an toàn đến mức tối đa cho người và các phương tiên lưu thông. Cần tuyệt đối tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra như vụ đứt cáp gây sập cầu treo mới đây tại một bản làng ở Lai Châu.
(Theo Infonet) Nguyễn Dũng
|
Cựu
Tổng thống
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)