10:05
Cảnh
giác trước lời kêu gọi “tạm dừng” sửa đổi Hiến pháp
QĐND
- Hôm nay, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII được khai mạc. Một
vấn đề hệ trọng của đất nước là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được
thông qua tại kỳ họp này, đáp ứng đòi hỏi đổi mới đất nước theo nguyện vọng
toàn dân. Vậy mà gần đây, xuất hiện những lời kêu gọi, những bản tuyên bố,
kiến nghị của một vài nhóm người kiến nghị Quốc hội tạm dừng thông qua Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
“Tát nước theo mưa”
Một ví dụ điển hình của trào lưu “tát
nước theo mưa” là Tuyên bố xã hội dân sự ra đời ngày 23-9-2013, có nội dung
cốt lõi liên quan đến sửa đổi Hiến pháp. Tại tuyên bố xã hội dân sự, họ đòi
hỏi Đảng ta phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ chế độ "toàn
trị" sang "dân chủ", mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Họ
kiến nghị Quốc hội dừng thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, kéo dài thời gian
thảo luận về Hiến pháp để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm tinh thần từ
những bản Dự thảo khác do chính các "nhà dân chủ, cấp tiến” biên soạn.
Trước hết, cần khẳng định ngay rằng,
việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý đối với Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị lớn, mọi công dân đều có
quyền góp ý và mọi sự góp ý, kể cả góp ý có nội dung trái ngược với các bản
dự thảo do Quốc hội công bố, trái ngược với ý kiến của đông đảo nhân dân vẫn
được ghi nhận và đó là điều hoàn toàn bình thường trong sinh hoạt chính trị.
Tuy nhiên, chúng ta phê phán hiện tượng
lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để “cài đặt” những mưu đồ chính trị đen
tối, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Không nên kìm hãm sự phát triển
Từ thực tế kết quả chuẩn bị cho việc
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội, Chính phủ và toàn Đảng, toàn dân ta
chuẩn bị kỹ lưỡng suốt mấy năm qua, đến nay, công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
Phát biểu tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trước ngày
khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhiều lần khẳng định:
Hiến pháp là vấn đề rất hệ trọng liên quan đến thể chế, bộ máy Nhà nước, liên
quan đến cuộc sống của mỗi người dân. Trước đòi hỏi đổi mới, phát triển đất
nước, tháo gỡ những “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách, nếu chậm trễ thông
qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì chính việc này sẽ kìm hãm sự phát triển của
đất nước.
Xét ở khía cạnh thời gian, không phải
cứ kéo dài thời gian góp ý mới có bản dự thảo tốt. Nhìn lại lịch sử lập pháp,
ngay cả bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Hoàn tất chuẩn bị Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp
Trong quá trình chuẩn bị, Quốc hội,
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tổ chức việc lấy ý kiến góp ý, vừa rộng rãi,
phát huy được trí tuệ toàn dân, vừa thận trọng, nghiêm túc để bản Dự thảo
phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của số đông nhân dân. Chỉ xét riêng ở
khía cạnh hoạt động kỹ thuật lập pháp, chưa có đạo luật nào được bàn thảo kỹ
lưỡng tới 3 kỳ họp, nhiều phiên họp của UBTVQH, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, nhiều hội thảo liên quan đến vậy. Nhận thấy sự cần thiết phải
tiếp tục tiếp thu ý kiến của toàn dân, Quốc hội cũng đã kéo dài thời gian lấy
ý kiến, không dừng lại ở thời điểm ngày 31-3-2013 như phương án ban đầu.
Nhiều dự án luật, trong đó có Luật Đất đai cũng đã được UBTVQH điều chỉnh
thông qua sau Hiến pháp.
Nhìn từ góc độ một chuyên gia, ông Phạm
Đức Bảo, chuyên gia nghiên cứu giảng dạy Luật Hiến pháp, Trường Đại học Luật
Hà Nội nhận xét: Rõ ràng bản Hiến pháp sửa đổi tới nay đã khác xa Hiến pháp
năm 1992 hiện hành, có thể gọi là Hiến pháp năm 2013 cho gọn, rõ hơn.
Tại Hội nghị Trung ương 8 của Đảng vừa
qua, Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề
còn có ý kiến khác nhau và góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trung ương cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp lần này đã được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng
được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nội dung Dự thảo phản ánh được ý chí và nguyện
vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc; thể hiện rõ và đầy
đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ trong thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ; quyền con người và
quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
Tại cuộc họp báo thông tin về Kỳ họp
thứ 6, Quốc hội khóa XIII tổ chức ở Hà Nội chiều 17-10 vừa qua, trả lời câu
hỏi của nhiều nhà báo, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho
biết: Đến nay, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được tiếp thu, hoàn
thiện, đi tới sự thống nhất cao, chỉ còn 2 vấn đề còn ý kiến khác nhau là vấn
đề chính quyền địa phương và Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên, hai vấn đề này
đều được UBTVQH thống nhất đưa ra hai phương án trong nội dung Dự thảo.
Mặt khác, cũng không thể viện dẫn các
nội dung về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ sở hữu, đất
đai là “tử huyệt” của xã hội, từ đó đòi hỏi phải thay thế bằng các bản dự
thảo Hiến pháp có nội dung khác với bản dự thảo được Quốc hội đưa ra lấy ý
kiến của toàn dân. Tính hợp lý, khoa học của việc hiến định những vấn đề về
thể chế, về bộ máy Nhà nước đã được Báo Quân đội nhân dân cũng như các nhà
khoa học nhiều lần đề cập, phân tích, không thể “muốn thay thế cái này bằng
cái kia” thì phiến diện quy chụp cho sự vật, hiện tượng đó là xấu xa, lỗi
thời một cách vô căn cứ.
Thiểu số phục tùng đa số
Nguyên tắc lập pháp cũng như nguyên tắc
tổ chức xã hội phải dựa trên quan điểm “thiểu số phục tùng đa số”. Trong góp
ý sửa đổi Hiến pháp, việc đưa ra các bản dự thảo khác nhau, nêu ra các quan
điểm khác nhau là điều bình thường và được tôn trọng. Ngay cả bản dự thảo của
nhóm 72 nhân sĩ, trí thức cũng đã được Ủy ban soạn thảo tiếp nhận, ghi nhận
sự đóng góp và các hạt nhân hợp lý. Nhưng như thế không có nghĩa áp đặt, bắt
buộc cơ quan lập pháp phải đưa quan điểm, nguyện vọng của số ít, của một nhóm
người thay cho ý chí, nguyện vọng của hàng chục triệu người. Chính Giáo sư
Ngô Bảo Châu khi mở diễn đàn “Cùng viết Hiến pháp” trên blog cá nhân của mình
cũng đã đưa ra quan điểm rất đúng về thái độ đối với các bản dự thảo sửa đổi
Hiến pháp. Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: “…Có người đồng ý với bản Dự thảo Hiến
pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng, có người không. Cá nhân tôi không đồng ý
với việc bắt buộc mọi người phải phát biểu ý kiến của mình về bản Dự thảo
Hiến pháp của 72 nhân sĩ, rồi mới có quyền phát biểu về Hiến pháp”. Ở đây, đã
có sự nhầm lẫn khi nhiều người viện dẫn quan điểm phương Tây, coi Hiến pháp
là một "Khế ước xã hội do người dân lập nên” mà quên rằng, Hiến pháp là
văn bản pháp luật cao nhất của mỗi quốc gia, phải được tổ chức chặt chẽ chứ
không thể đơn giản như một “khế ước”.
Xét cho cùng, trong xây dựng Hiến pháp,
lựa chọn thuộc về nhân dân, về tâm trạng quần chúng trong từng giai đoạn lịch
sử. Với bản Hiến pháp cần có hiện nay, nó không chỉ là bản tổng kết thành quả
cách mạng mà còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng cho chặng đường
tiếp theo của đất nước, thể hiện rõ tính cương lĩnh của “đạo luật số 1 quốc
gia”. Mà với đất nước ta hiện nay, con đường được lựa chọn vẫn là con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng, Bác Hồ và toàn dân ta đã lựa chọn,
không có con đường nào khác.
Xây dựng Hiến pháp, xét cho cùng cũng
là để tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền văn hiến ngàn năm của
nước ta, bảo vệ nền độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ
và vạch rõ hơn con đường đưa đất nước phát triển bền vững, hùng cường, đi lên
CNXH. Cho nên, hơn lúc nào hết rất cần các nhà lập pháp và toàn dân luôn giữ
tư duy biện chứng, phát triển, tiếp thu những hạt nhân hợp lý và bảo vệ những
giá trị cốt lõi.
(Theo QĐND) NGUYỄN
VĂN MINH
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét