07:40
Nâng
trần bội chi không phải liều thuốc 'cải lão hoàn đồng'
(Tài chính) - Việc nâng trần bội chi ngân sách không phải là
một liều thuốc ‘cải lão hoàn đồng’ mà chỉ có thể chấp nhận kèm theo những
điều kiện cải cách thực sự nhằm kiểm tra lợi ích nhóm, công khai minh bạch
quyền giám sát của Quốc hội.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế
Trung ương đã chia sẻ với Đất Việt ngay sau khi Chính phủ kiến nghị Quốc hội
nâng trần bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3%. Ông cũng đưa ra những tư vấn
cho Quốc hội khi cân nhắc thông qua chủ trương này.
Tăng thì phải có điều kiện
PV: - Thưa
ông, trong phiên khai mạc Quốc hội sáng 21/10, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội
xem xét chấp thuận mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 - 2014 là 5,3% GDP
(trước đó là 4,8%) để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng. Đây là thông tin rất
được chú ý trong bối cảnh thu ngân sách ngày càng suy giảm và các biện pháp
tăng thu chưa phát huy nhiều tác dụng và trần bội chi năm nay không còn
nhiều.Theo ông kiến nghị này có là phù hợp? Ông có đồng tình không? Vì sao?
TS Lê Đăng Doanh: - Xin tăng bội chi là việc bất đắc dĩ.
Bản thân tôi thấy rằng không xin tăng bội chi thì tốt hơn. Thế nhưng trong
hoàn cảnh nào đấy thì có thể tạm thời tăng bội chi nhưng không phải vô điều
kiện mà là tăng có điều kiện. Tức là tăng để cải cách ngân sách, tăng tính
công khai minh bạch, kiểm soát chặt chẽ hơn để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Điều này có nghĩa phải minh bạch cả phần đã chi tiêu và
phần dự định sẽ xin thêm.
Bản thân tôi không đồng ý tăng bội chi ngân sách một cách
vô điều kiện mà vai trò giám sát của Quốc hội, báo chí và nhân dân, mờ nhạt
và kém hiệu quả như hiện nay.
PV: - Thưa
ông vậy để có tiền bội chi thì nguồn sẽ phải lấy từ đâu? Là tiền thuế phí
đóng thêm từ dân hay lại vay nợ nước ngoài? Phải hiểu thực chất vấn đề nâng
trần bội chi này như thế nào cho đúng?
TS Lê Đăng Doanh: - Chắc chắn là phải huy động nguồn từ
trái phiếu Chính phủ thông qua bán trên thị trường tài chính. Điều này có
nghĩa phải nâng cao mức huy động của Chính phủ và nâng cao nợ công lên.
Tình hình này có thể có hai kịch bản. Nếu như đi kèm theo
cải cách thì sẽ nâng cao vao trò của giám sát, minh bạch và chất lượng giải
trình. Đồng thời có những tiêu chí rõ ràng đối với đầu tư công cần phải có đề
án tái cấu trúc đầu tư công.
Có thể thấy việc xin nới trần bội chi phản ánh tình hình
thu chi ngân sách đang gặp khó khăn rất lớn và việc chi đang vượt quá mức so
với thu.
Không cải cách nhất định không nới chi
PV: - Ông
nhận xét thế nào với lý giải, nâng bội chi để đầu tư công, tạo công ăn việc
làm. Đó có phải là phương cách hiệu quả để cứu nền kinh tế hay không? Theo
ông, phương cách đúng là thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: - Như tôi đã nói ở trên đây là một biện
pháp bất đắc dĩ nên không nên xem đây là giải pháp hữu hiệu cứu vãn nền kinh
tế.
Nhưng trong tình hình khó khăn có thể đây là một “liều
thuốc” kích thích để có những cải cách mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên nếu không cải cách thực sự thì nhất định không
thể nới chi.
PV: - Nói
như vậy nghĩa là trước khi xin tăng bội chi, Chính phủ có cần có những giải
trình cụ thể, minh bạch về chi tiêu ngân sách, các biện pháp đã áp dụng để
giảm chi thế nào và đã được áp dụng chưa? Đồng thời, nếu tăng trần bội chi
thì liệu có những cam kết về việc khoản tăng đó sẽ đóng góp như thế nào cho
sự phát triển của nền kinh tế nói chung? Thêm nữa là việc phải minh bạch số
tiền đã chi ăn vào vốn trước đó đúng không thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Đúng như vậy. Chính vì thế nên tôi
mới nhấn mạnh tới đề án tái cấu trúc đầu tư công do Quốc hội thông qua và
giám sát kèm theo các tiêu chí trách nhiệm giải trình minh bạch, rõ ràng.
Ai là người phải đứng ra chịu trách nhiệm giải trình? Đầu
tư công phải đạt hiệu quả gì, bao giờ?… Về mặt kinh tế xã hội phải như thế
nào?
Quy trình đề xuất và đầu tư như thế nào. Quốc hội tham gia
quyết định và giám sát như thế nào?
Nếu không Quốc hội chỉ có ra chỉ tiêu rồi thông qua, nhấn
nút để rồi kỳ họp sau lại thấy kêu tham nhũng tăng lên, đầu tư kém hiệu quả.
Rồi những nhà vệ sinh “dát vàng” lại mọc lên.
PV: - Vậy
với vai trò chuyên gia, nếu phải tư vấn cho những người đại diện nhân dân
trong kỳ họp Quốc hội này, ông sẽ khuyên họ phải cân nhắc với quyết định này
như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi cho rằng Quốc hội phải yêu cầu đề
án rõ ràng cho việc tăng trần bội chi này. Một nước giàu có như nước Mỹ mà
vừa rồi bội chi khiến dẫn đến việc gần như sắp sửa phá sản.
Cho nên tôi muốn nhắc lại việc nâng trần bội chi ngân sách
không phải là một liều thuốc cải lão hoàn đồng, trường sinh mà chỉ có thể
chấp nhận kèm theo những điều kiện cải cách thực sự nhằm kiểm tra lợi ích
nhóm, công khai minh bạch quyền giám sát của Quốc hội.
Cần có sự phân tích một cách toàn diện và sâu sắc về vấn
đề chi tiêu ngân sách, tăng nguồn thu bổ sung và giảm những nguồn chi tiêu
công gây lãng phí. Nên tính đến việc giảm biên chế những bộ phận không sản
xuất mà chỉ ngồi hưởng lương ngân sách, hạn chế các chi tiêu công cho việc
mua xe công cho lãnh đạo cấp bộ. Các khoản chi tiêu cho hội họp, đón phái
đoàn, xây dựng trụ sở, nếu thấy không cần thiết khoản nào cắt khoản đó...
Nếu làm được như vậy thì việc nâng trần bội chi mới có ý
nghĩa, nếu không thì nên hết sức dè dặt.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
(Theo Đất Việt) Bích Ngọc thực hiện
Tăng hiệu
quả chi tiêu công đồng thời đẩy mạnh thực hành tiết kiệm. Muốn vậy thì lãnh
đạo các cấp cần gương mẫu trước tiên. Một chuyện nhỏ như tổ chức đoàn đi công tác
nước ngoài có lẽ VN ta là một trong những nước “tích cực” nhất. Nhiều lãnh
đạo đã đi là đều mang theo phu nhân mặc dù như mọi người đều hiểu chẳng mấy
khi phu nhân làm việc ngoại giao. Ngay cả Trung Quốc là nước có nền kinh tế
thứ hai thế giới nhưng chỉ thấy cấp cao nhất (TBT, CTN) thi thoảng có đưa phu
nhân cùng tháp tùng. Cấp Thủ tướng hầu như không thấy có. Một chuyện như vậy
có thể hiểu ý thức tiết kiệm phải bắt nguồn từ đâu.
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét