15:27
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đáp trả hoài nghi của tướng TQ
Trong phiên hỏi đáp ngày 1/6 sau
bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
đã bác bỏ câu hỏi của một vị tướng Trung Quốc rằng, liệu chiến lược tái cân
bằng của Mỹ hướng tới châu Á - Thái Bình Dương là có dụng ý kiềm chế Trung
Quốc.
Câu hỏi của tướng Trung Quốc Diêu Vân Trúc - giám đốc phụ
trách nghiên cứu quan hệ quốc phòng Trung - Mỹ thuộc Viện Khoa học quân sự
Trung Quốc bày tỏ sự hồ nghi về những tuyên bố của nhiều lãnh đạo Mỹ rằng,
chiến lược tập trung vào khu vực của Mỹ không nhằm hạn chế sức mạnh quân sự
Trung Quốc.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc đáp trả rằng, như ông đã nói trong
bài phát biểu, Mỹ hoan nghênh “một Trung Quốc mạnh mẽ, trỗi dậy và có trách nhiệm”.
Điều này là đúng đắn với các nước mới nổi khác như Ấn Độ và
Theo ông, các nước lớn cần chia sẻ trách nhiệm vì an ninh
trong khu vực của mình, vì họ “nắm giữ những phần chủ chốt” trong duy trì ổn
định và hoà bình. “Chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi muốn là một phần trong
đó”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.
Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương trong 200 năm qua,
ông Hagel nhấn mạnh, nên hướng tập trung vào khu vực này không phải là điều
mới mẻ. “Chúng tôi có những lợi ích, có quan hệ đối tác và những mối quan hệ
khác ở trong phần này của thế giới suốt một thời gian dài”, ông nói. “Chúng
tôi có lợi ích ở đây, cũng như Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác có các lợi
ích ở khắp thế giới”.
Ông Hagel đã trấn an Trung Quốc về các mục tiêu của Mỹ
trong khu vực. Mỹ muốn tránh những hiểu lầm, tính sai, hiểu sai. “Cách duy
nhất để làm điều đó là phải trao đổi với nhau”, Bộ trưởng Mỹ nói. “Bạn có
những trao đổi trực tiếp với người khác, bạn phải chia sẻ với người khác, tôi
nghĩ rằng chúng tôi đang đi đúng hướng đó, chúng tôi đã làm tốt. Tiếp tục thúc
đẩy tiến trình chúng ta sẽ có nhiều tiến bộ hơn”.
Sau đó, một quan chức cấp cao trong phái đoàn của ông
Hagel nói với báo giới: “Trung Quốc là nước duy nhất thậm chí còn hoài nghi
về việc chúng tôi có một chiến lược kiềm chế với họ. Mọi người khác đều công
nhận không phải vậy”. Vị quan chức này thừa nhận Mỹ từng có chiến lược như
vậy thời Chiến tranh Lạnh. Nhưng hiện tại, ông khẳng định, quan hệ giữa hai
nước là “rất, rất khác biệt”.
Trong bài phát biểu phác thảo về tương lai an ninh khu vực
tại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã bảo đảm với các đồng minh
và đối tác tham dự Đối thoại rằng, Mỹ có đủ khả năng để tiếp tục theo đuổi
chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào khu vực hâu Á - Thái Bình Dương
bất chấp việc nước này đang phải thắt chặt ngân sách quốc phòng. Theo ông
Hagel, Không quân Mỹ sẽ đưa 60% máy bay và quân nhân của họ tới khu vực trong
khi Lục quân và Thủy quân Lục chiến sẽ nối lại vai trò ở châu Á - Thái Bình
Dương sau khi rút khỏi hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Ông Hagel cũng cho biết, trong tương lai, Lầu Năm Góc sẽ
“ưu tiên triển khai” một vài trong những hệ thống vũ khí tối tân nhất của họ
đến Thái Bình Dương, trong đó có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đỉnh cao F-22
Raptor, máy bay tiêm kích tàng hình F-35 và tàu ngầm tấn công nhanh lớp
Virginia.
Thái An (theo Defense, Reuters)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét