20:04
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh:
"Hành xử vô
nhân đạo với ngư dân là không thể chấp nhận được"
Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN có bài phát biểu tại
Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 2-6, nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc
đẩy hợp tác quốc phòng để đối phó với những thách thức chung, từ đó duy trì
hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Thế kỷ 21: hợp
tác, phát triển của châu Á-Thái Bình Dương
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ hợp
tác, phát triển của châu Á - Thái Bình Dương. Về địa chính trị, châu Á - Thái
Bình Dương có 3 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ). Về
tương lai phát triển, châu Á-Thái Bình Dương tập trung nhiều nước có công
nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến với số lao động hùng hậu và tài nguyên
dồi dào. Đây là những nhân tố quyết định để châu Á - Thái Bình Dương trở
thành một trong những trung tâm phát triển của thế giới.
Với vị thế chiến lược và tiềm năng to lớn đó, cùng với hòa bình,
hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo, châu Á - Thái Bình Dương đang đứng
trước vận hội lớn để đóng góp có tính chất quyết định vào sự phát triển của
thế giới trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, châu Á – Thái Bình Dương chưa có sự ổn
định một cách đầy đủ, cũng chưa có sự ổn định một cách bền vững. Sự tăng
cường hiện diện quân sự và tranh giành ảnh hưởng giữa các quốc gia có thể đưa
khu vực đến những hệ lụy mới mà chạy đua vũ trang là một ví dụ.
Mặt khác, quy mô và tính chất phức tạp của các thách thức an ninh
phi truyền thống ngày càng tăng. Không một nước nào có thể tự mình giải quyết
được các thách thức ấy. Vì vậy, thúc đẩy hợp tác quốc phòng, tạo ra sức mạnh
tổng hợp để đối phó với những thách thức chung đang trở nên cần thiết hơn lúc
nào hết. Đó cũng là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì hòa bình,
ổn định và phát triển, đáp ứng nguyện vọng của gần 4 tỉ người trong khu vực.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng điều dễ nhận thấy là xu thế
hợp tác, trong đó có hợp tác về quốc phòng tại châu Á-Thái Bình Dương đang
diễn ra sôi động hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới. Nếu cách đây vài thập
kỷ, hợp tác quốc phòng chỉ giới hạn ở một số nước, chủ yếu là song phương,
hoặc trên một số lĩnh vực, thì ngày nay, hợp tác quốc phòng trong khu vực đã
được mở rộng theo hướng đa phương, bao gồm nhiều nước trên nhiều lĩnh vực.
Ngay cả những nước đã từng mâu thuẫn, đối đầu với nhau, cũng đang hướng đến
hợp tác quốc phòng ngày càng rõ hơn. Nhờ xu hướng hợp tác đó, các nước đã đạt
được những bước tiến trong việc xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và
đó là một trong những nhân tố quan trọng để giảm thiểu các nguy cơ xung đột,
góp phần bảo đảm khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong hơn ba thập kỷ qua về cơ
bản là hòa bình và ổn định.
ASEAN: mong
muốn một cơ chế hợp tác đủ mạnh
Trong hợp tác quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương, các nước Đông
Nam Á đã đạt được một số nhận thức chung, quyết tâm, nỗ lực và hợp tác. Để
duy trì hòa bình và an ninh khu vực, các quốc gia ASEAN mong muốn có một cơ
chế hợp tác đủ mạnh làm công cụ. Vì thế, năm 2006, ASEAN đã tổ chức thành
công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần đầu tiên tại
Tuy nhiên, không dừng lại ở hợp tác quốc phòng trong phạm vi
ASEAN, ý tưởng về một một cấu trúc an ninh mới, mở và dung nạp đã được ASEAN
và 8 nước đối tác hoàn tất bằng việc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm
2010. Đây là cơ chế tham vấn và hợp tác cao nhất về quốc phòng, an ninh giữa
ASEAN với các nước đối tác nhằm tăng cường đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng
Quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để đối
phó với các thách thức.
Mặc dù mới chỉ ra đời được một thời gian ngắn, song nhiều cam kết
của ADMM+ đã được biểu hiện sinh động trên thực tế bằng các hình thức thiết
thực, cụ thể, phù hợp yêu cầu chung của khu vực cũng như phù hợp với khả năng
của mỗi nước thành viên. Ngoài các cơ chế về hợp tác quốc phòng, ASEAN còn
chủ động đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN
(ARF) và tham gia tích cực vào các diễn đàn an ninh khu vực, đặc biệt là Đối
thoại Shangri-La.
Để thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong khu vực, Thứ trưởng Nguyễn
Chí Vịnh cho rằng các nước cần tiếp tục xây dựng lòng tin và cách tốt nhất để
xây dựng lòng tin vẫn là hành động. Hãy bắt đầu hợp tác từng mặt, rồi từ kết
quả hợp tác lại củng cố lòng tin để đi đến hợp tác sâu rộng hơn, trên nhiều
mặt, nhiều lĩnh vực hơn. Muốn vậy, các nước phải thực tâm hợp tác, đặc biệt
là các cường quốc, phải thể hiện rõ quyết tâm, có đầu tư thích đáng, thực
hiện cam kết đi đôi với hành động, lấy hành động trên thực tế để chứng minh
cho trách nhiệm của mình. Trong quá trình hợp tác, cần lắng nghe dư luận,
quyết định trên cơ sở luật pháp quốc tế, có tính đến lợi ích chính đáng của
các bên, thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau, cũng như tôn
trọng lợi ích chung của khu vực. Làm được như vậy sẽ không tạo ra sự khu biệt
và không đơn phương giải quyết các vấn đề mang tính khu vực và quốc tế.
ADMM+ đã thống nhất đưa ra 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác, đó là: hỗ
trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; quân y; an ninh biển; gìn giữ hòa bình;
chống khủng bố. Các nội dung hợp tác này đã được ADMM+ từng bước triển khai
thông qua nhiều hình thức phong phú như hội thảo, diễn tập sa bàn, trao đổi
chia sẻ kinh nghiệm kết hợp các nguồn lực. Và giờ là thời điểm phù hợp để
ADMM+ đi đến các hành động cụ thể và thiết thực hơn. Theo đó, với tư cách là
đồng chủ trì nhóm Công tác chuyên gia của ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ
thảm họa với Trung Quốc, Việt Nam sẽ cử lực lượng quân đội tham gia diễn tập
trên thực địa về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y vào tháng 6 này
tại Brunei. Đây là lần đầu tiên ADMM+ phối hợp hành động trên thực địa và
cũng là lần đầu tiên Việt
Ngoài 5 lĩnh vực hợp tác trên, Việt
Việt Nam bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia bên bờ
Thái Bình Dương và nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông; là một trong 5 quốc gia trên
thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đặc biệt, nhân dân Việt
Với nhận thức như vậy, Việt
Cùng với nỗ lực hợp tác khu vực, Việt
Những việc mà Việt
Theo TTXVN
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét