10:32
“Kho báu” Núi Tàu có thể đã bị lấy mất
Người
theo đuổi kho báu Núi Tàu từng thất bại với kho báu Ioshida ở Bình Giã.
Sắp đến hạn 30-6, thời hạn chấm dứt việc thăm dò, khai
thác “kho báu” Núi Tàu theo gia hạn lần thứ tư của tỉnh Bình Thuận kể từ
năm 1993. Và hiện ông Trần Văn Tiệp, người đeo đuổi việc tìm kiếm kho báu,
đã có đơn đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận gia hạn thêm việc khai đào kho báu vì
có nhiều phát hiện mới về dấu vết các kho báu này. Đơn đề nghị của ông Tiệp
đang được UBND xem xét.
Phát hiện bốn khoang rỗng
Theo một thành viên Tổ giám sát khai đào tài sản nghi bị
chôn giấu ở Núi Tàu của UBND tỉnh Bình Thuận, qua báo cáo và giám sát, dự án
Núi Tàu đã phát hiện bốn khoang rỗng. Bốn khoang này phù hợp với bốn địa điểm
báo cáo của TS địa chất Vũ Văn Bằng (Công ty Cổ phần Nghiên cứu môi trường
Tia Đất (Hà Nội)).
Khi gặp chúng tôi, ông cụ 95 tuổi Trần Văn Tiệp khoát tay
mạnh mẽ, khẳng định: Nếu được gia hạn thì chính ông sẽ là người đầu tiên đưa
từng thỏi vàng lên để chuyển về Ngân khố Quốc gia. Đưa hai cuốn “Báo cáo kết
quả khảo sát, đo đạc tìm “kho báu” Núi Tàu bằng phương pháp địa bức xạ” cho
chúng tôi xem, ông Tiệp giải thích: Đây là kết quả sau nhiều năm làm việc của
TS Bằng. Báo cáo xác định có năm khu vực với 55 điểm “dị thường” (nghi chứa
vàng bạc đá quý hoặc cổ vật - PV) và 27 hài cốt trong đó có đến 15 hài cốt
chôn đứng. Đặc biệt, báo cáo này cũng cho biết đã tìm được cửa vào kho báu.
Theo xác định, đường dẫn vào khu thứ năm là một khe nứt tách (khe phá hủy)
của triền núi phía đông. Cửa khe - được xem là cửa hầm nằm ở cao trình 11 m,
rộng 24 m và chiều cao cửa hầm lên đến 13 m.
Khe nứt, nơi được xem là cửa hầm
dẫn vào kho báu. Ảnh: PN
Giải thích về việc chưa tìm thấy “kho báu”, TS Bằng cho
rằng do thời gian qua khoan bằng phương pháp toàn đáy (khoan đập) không
mang lại hiệu quả rõ rệt. Vì vậy nên chuyển sang phương pháp khoan xoay có
lấy mẫu và đề nghị cho phép được nổ mìn cỡ nhỏ phá đá khơi thông đường vào
cửa hầm. “Nếu tỉnh Bình Thuận gia hạn thêm một năm nữa cho hai máy khoan hoạt
động liên tục (mất khoảng 230 ngày đêm) thì có thể khai mở tất cả năm vị trí
đã xác định. Số lượng vàng bạc hoặc cổ vật mạ vàng không nhiều như dự đoán và
có khả năng kho báu đã bị đào bới và lấy đi từ trước” - TS Bằng nhận định.
Từng thất bại với kho báu Ioshida
Đang trò chuyện, tôi cắc cớ hỏi: Có khi nào “kho báu” Núi
Tàu sẽ cùng số phận như “kho báu” Ioshida ở Bình Giã, Bà Rịa-Vũng Tàu? Ông
Tiệp thoáng buồn, nói: “Mục tiêu của tôi là kho báu Núi Tàu nhưng tôi tin về
những kho báu tôi từng theo đuổi”.
Về “kho báu” Bình Giã, năm 1971, tình cờ ông Tiệp quen
trung úy thông ngôn cho quân đội Nhật tại Việt Nam trước 1945 là ông Năm
Thuận. Theo ông Thuận, tại Bình Giã, Bà Rịa-Vũng Tàu có một kho báu khá lớn
do đại tá Ioshida, thuộc cấp của tướng Yamashita, chỉ huy chôn giấu. Hai năm
sau, khi khánh thành ngôi chùa trên Núi Lớn ở Vũng Tàu, ông Tiệp thấy khoảng
50 người Nhật, trong đó có một nhà sư tên Ioshida. Sau khi khánh thành chùa,
những người Nhật trên đến một nhà nguyện của Giáo hội Tin Lành ở số 60 Bình
Giã, phường 8, TP Vũng Tàu ở gần đó đo đạc, quay phim và ghi chép. Tìm hiểu
thêm ông Tiệp biết ngôi nhà nguyện xây vào năm 1971 và khi san ủi mặt bằng đã
bật lên một nắp hầm bê tông lớn. Sau đó mục sư cai quản cho lấp lại và xây
dựng ngôi nhà nguyện lên trên. Đặc biệt, trong thời gian bám đuổi kho báu
này, ông Tiệp còn được một người giấu tên đưa cho một cuốn kinh thánh mà chỉ
cần nhúng nó vào nước thì toàn bộ sơ đồ chỉ những vị trí của kho báu trong khuôn
viên nhà nguyện Bình Giã sẽ hiện lên. Vì chưa đủ điều kiện nên ông Tiệp xếp
mật đồ vào vali chờ cơ hội.
Tháng 12-1989, ông Tiệp có đơn xin thăm dò, khai thác tài
sản nghi chôn giấu dưới nhà nguyện Bình Giã. Sau khi ông Tiệp làm cam kết,
Hội thánh Tin Lành không phản đối và tháng 2-1990, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho
phép ông Tiệp khảo sát, tìm kiếm kho báu. Ròng rã gần bốn năm tìm kiếm, “kho
báu” Bình Giã vẫn không được khai mở. Do việc truy tìm kho báu ngay trong
khuôn viên nhà nguyện gây nhiều phiền phức cho các giáo dân, năm 1994 UBND
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra quyết định đình chỉ việc tìm kiếm.
Ngoài hai kho báu vừa nêu, ông Tiệp còn có một thời gian
theo đuổi kho báu căn cứ 6 (Hàm Tân, Bình Thuận). Tuy nhiên, do ông không có
mật đồ “kho báu” này trong tay nên chủ yếu cả cuộc đời ông gần như dành trọn
cho kho báu Núi Tàu và Bình Giã.
(
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét