12:19
SỬA NGHỊ ĐỊNH VỀ XĂNG DẦU
Sau cả năm “ngâm
cứu” vẫn chưa xóa được bất hợp lý !
Dự thảo lần
thứ 4 về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh
xăng dầu vẫn chưa tháo gỡ được những vướng mắc lâu nay
Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo lần thứ 4 về Nghị định
sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu với 1
phương án duy nhất, trong đó bảo lưu quan điểm trao quyền tự quyết giá xăng
dầu cho doanh nghiệp (DN) và giữ nguyên nguyên tắc tính giá xăng dầu.
Thuế vẫn chồng thuế
Theo tinh thần của dự thảo, giá cơ sở
được xác định bao gồm giá CIF (giá nhập về cộng với phí bảo hiểm và vận
chuyển), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí định mức, quỹ bình
ổn giá, lợi nhuận định mức, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế,
điểm mấu chốt không chỉ ở chỗ giá bán lẻ xăng dầu phải gánh rất nhiều loại
thuế, phí mà còn bất ổn ở cách tính. Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng dầu được
tính trên giá xăng dầu nhập về cộng với phí bảo hiểm và vận chuyển (giá CIF),
thuế suất được nhà nước quy định theo từng thời điểm. Đến thuế tiêu thụ đặc
biệt, nhà nước quy định giá trị loại thuế này được tính trên 10% tổng giá CIF
cộng với thuế nhập khẩu xăng dầu. Thuế GTGT 10% được tính trên tổng giá CIF
cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu xăng dầu, quỹ bình ổn, lợi
nhuận định mức, chi phí định mức… “Với cách tính như vậy là thuế chồng thuế,
phí chồng phí” - một chuyên gia kinh tế nhận định.
Theo các
chuyên gia kinh tế, không chỉ giá bán lẻ xăng dầu phải gánh rất nhiều loại
thuế,
phí mà còn
bất ổn ở cách tính. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc điều chỉnh
biên độ được tăng giá cho DN từ 7%-12% về 5%-8% không có nhiều ý nghĩa và
không giải quyết được căn bản vấn đề còn tồn đọng của công thức nêu trên.
“Giá cơ sở tính như trên là bao gồm cả yếu tố chủ quan, khách quan, bao gồm cả
phần lãi của DN mà không phản ánh thật đúng biến động của giá thế giới. Cần
bóc tách giá cơ sở này làm 2 phần: phần giá cơ sở chỉ đơn thuần là giá DN
phải mua, nhà nước không can thiệp được; còn phần thuế, phí là những quy định
nhà nước đưa ra đến đâu thì DN chấp hành đến đó” - ông Phong đề xuất.
“Bất ổn” quỹ bình ổn
Sau nhiều ý kiến tranh luận, một trong những điểm được kỳ
vọng nhất trong dự thảo sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu là quỹ
bình ổn giá. Ở dự thảo lần này, quỹ bình ổn được Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên
và được hạch toán riêng, chỉ được sử dụng vào mục đích bình ổn giá trong phạm
vi số dư quỹ, theo quy định của pháp luật.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nếu vẫn sử
dụng quỹ bình ổn như từ trước đến nay thì hoàn toàn không cần thiết và có
nhiều ý kiến nghi ngờ quỹ bị lạm dụng. Việc duy trì hoạt động của quỹ bình ổn
là nội dung gây thất vọng nhất trong dự thảo này.
Một chuyên gia xăng dầu khác cho rằng nguyên tắc để thành
lập và duy trì quỹ phải tuân thủ 3 yếu tố: nguyên tắc trích lập, nguyên tắc
quản lý quỹ và sử dụng quỹ. “Ở đây, quỹ bình ổn xăng dầu bất cập ngay từ khâu
trích lập, việc lấy tiền của người tiêu dùng để trích lập quỹ là không hợp
lý” - chuyên gia này nhận định.
Theo vị này, Quyết định 04 của Chính
phủ quy định trích lập quỹ bình ổn từ lợi nhuận trước thuế của DN, trong đó
lợi nhuận trước thuế tính bằng doanh số trừ đi tổng chi phí, nếu số âm thì DN
không phải trích nộp quỹ. Tuy nhiên, đến Thông tư 56 hướng dẫn cơ chế hình
thành, sử dụng, quyết toán quỹ bình ổn xăng dầu lại cho phép thay việc trích lập
quỹ từ lợi nhuận trước thuế của DN bằng việc tính vào giá thành. Ông góp ý:
Nếu vẫn lập quỹ bình ổn cần quay lại trích lập quỹ từ phần lợi nhuận
trước thuế của DN.
(Theo NLĐ) PHƯƠNG NHUNG
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét