Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

18:23

 Lỗ nghìn tỷ, nghi vấn K+ chuyển giá như Coca Cola?

 (GDVN) - Hợp đồng của Canal+ với IMG là tối mật. Chẳng ai biết trong đó có những điều khoản gì. Cũng chẳng thể so sánh với các nước khác, vì mỗi nước có một giá trị khác nhau. Vậy nếu đem khoản lỗ và cách kinh doanh kiểu này thì K+ đang chuyển giá cho Canal+ và ai cũng thấy "kịch bản" giống như nghi vấn Coca Cola chuyển giá ở VN.
Nghi vấn K+ chuyển giá

Với những gì mà cả 2 phía VTV và K+ đã công bố trong những ngày qua, người hâm mộ bóng đá Việt đang trong những ngày thấp thỏm chờ đợi phán quyết cuối cùng về bản quyền giải ngoại hạng (EPL) và đổ lỗi lên đầu của Canal+ mà chưa có cái nhìn sâu hơn về vụ việc này.

Từ năm 2010 đến nay, khi K+ mua lại gói độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh, thì K+ đã phải chịu những khoản lỗ mà những khoản lỗ này đã được dự báo trước. 

Khi ấy con số thuê bao mà K+ đang có chỉ vẻn vẹn hơn 200.000. Chính Canal+ đã dự toán rằng, nếu có thể hòa vốn K+ bắt buộc phải có trong tay 440.000 thuê bao, con số trên đã tính cả tiền tài trợ của các công ty. Và tính đến nay thì K+ mới chỉ có trong tay hơn 400.000 thuê bao. Đồng nghĩa với việc K+ đang lỗ từ ngày mua EPL về. Và ngay cả chính VTV cũng đã xác nhận thông tin hiện nay K+ đang lỗ 1,3 tỷ đồng/ngày. 

Tính đến ngày 31/12/2012, K+ đã lỗ lên tới hơn 1.300 tỷ đồng tương đương với 65 triệu USD. Thế nhưng đại diện K+ lại phủ nhận điều đó trên báo chí và cho rằng K+ không lỗ mà chỉ vì chi phí đầu tư quá lớn nhưng chưa được phân bổ hợp lý.
 
Từ năm 2010 đến nay khi K+ là đơn vị mua lại gói độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, thì K+ đã phải chịu những khoản lỗ mà những khoản lỗ này đã được dự báo trước. 

Điều đáng nói ở đây là theo chỉ đạo của nhà nước, K+ chỉ được kinh doanh trong số vốn 54 triệu USD. Như vậy K+ không được phép kinh doanh vượt quá số vốn góp, vậy câu hỏi đặt ra là K+ đào đâu ra 11 triệu USD để kinh doanh? 

Nếu như VTV chấp nhận cho K+ nhận gói EPL về đồng nghĩa với việc họ đang vi phạm quy định của nhà nước đưa ra cho K+ khi chỉ được phép kinh doanh trong số 54 triệu USD vốn góp trong liên doanh này. Và nếu K+ bỏ ra thêm 33,5 triệu USD mua lại gói độc quyền EPL thì số tiền ấy sẽ về tay của Canal + chứ đâu về tay IMG. 

Nên nhớ rằng hợp đồng của Canal+ với IMG là tối mật. Chẳng ai biết trong đó có những điều khoản gì. Cũng chẳng thể so sánh với các nước khác, vì mỗi nước có một giá trị khác nhau.

Vậy nếu đem khoản lỗ và cách kinh doanh kiểu này thì K+ đang chuyển giá cho Canal+ ai cũng thấy "kịch bản" giống như nghi vấn Coca Cola chuyển giá ở VN.

Có hay không VTV đang tiếp tay?

Qua việc Canal+ tự ý mua bản quyền EPL độc quyền với giá từ 33,5 đến 40 triệu USD mà không hỏi ý kiến VTV là vô lý. Vì 1 công ty tầm cỡ như Canal + phải thừa hiểu họ không phải là người nắm quyền ở K+ vì VTV đang nắm 51% đồng nghĩa với việc VTV có toàn quyền phủ quyết nếu có vấn đề bất lợi xảy ra ở K+. 

Họ chẳng dại mua gói độc quyền đó nếu như không có đèn xanh của VTV. Và ngay cả việc dự toán về điểm hòa vốn của K+ đã nêu khá rõ, cần tới 800.000 thuê bao mới có thể hòa vốn. Đồng nghĩa với việc K+ phải tìm thêm 380.000 thuê bao. 

Điều này có thể nói là bất khả thi, khi hay tin K+ độc quyền EPL ở VN thì ngay lập tức đã nhận một làn sóng phản đối và K+ đã mất đi một số lượng thuê bao khá lớn. 

Canal + đã đoán trước sẽ lỗ nhưng vẫn cố tình mua. Vấn đề còn nằm ở chỗ đây là khoản giao dịch lên tới 33,5 triệu USD chứ không phải là 33,5 triệu đồng nên không có chuyện Canal+ liều mạng mua về nếu như không chắc chắn được VTV không đồng ý cho Canal+ bán lại cho K+, và VTV cũng không phải là "tay mơ" khi để Canal+ qua mặt với một giao dịch giá 33,5 triệu USD. Phải chăng VTV đang đóng 1 màn kịch qua mắt người yêu bóng đá?

Và có hay không chuyện VTV cố tình làm lơ để ép sân trong ngành truyền hình trả tiền?

Vì như ai cũng biết, bóng đá là môn thể thao vua. Và người dân VN nổi tiếng ăn bóng đá ngủ bóng đá. Lần trước dù phản đối kịch liệt việc K+ độc quyền xong người đam mê bóng đá vẫn phải cắn răng đi lắp đạt K+ để được xem bóng đá. Và nếu như một khi họ đã lắp đặt thiết bị này, thì hiển nhiên sẽ khó có thể có chuyện họ bắt thêm 1 sản phẩm truyền hình trả tiền của công ty khác. 

Những công ty như HTVC, Viettel, AVG,… sẽ chẳng thể làm gì để câu khách khi nhóm khách hàng tiền năng lại là nhóm yêu bóng đá đã bị K+ cuỗm mất. 

Nguyễn Thế Khoa- CEO Công ty Greem Standard

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét