09:15
Thảm họa tại chức
Đại học tại chức - vừa làm vừa học -
không riêng gì xã hội ta mà ở xã hội tiên tiến càng cần hơn. Có điều học tại
chức ở Việt
Ảnh minh họa
Khốn nỗi loại "mảnh chĩnh” này lại
là "nồi cơm” nuôi nhiều trường đại học. "Dốt như chuyên tu, ngu như
tại chức”, từ lãnh đạo Bộ đến người dân ai không biết câu ví chua chát đó, biết
hệ tại chức VN đi sai đường, bị nơi tuyển dụng tẩy chay. Một kế hoạch bài bản
vực dậy chất lượng hệ đào tạo này đáng lẽ phải có từ lâu nhưng đến nay vẫn
chưa thấy đâu.
Trường đại học nào cũng đào tạo tại chức,
cả nước có gần 2 triệu sinh viên thì trong đó gần 1 triệu sinh viên tại chức.
Tại sao nhiều vậy? Vì hệ tại chức là nguồn thu lớn của các trường. Là siêu
lợi nhuận nên các trường thi nhau về địa phương mở lớp, dù đâu phải địa
phương nào cũng đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, giảng viên, thời gian
đào tạo.
Bất chấp những quy định ở tất cả các khâu,
các trường đại học và các cơ sở liên kết quá coi trọng nguồn lợi đã cùng
"thương mại hóa” tối đa việc mở lớp tăng thu nhập. Sĩ số của lớp không
hạn chế, giảng viên thuê nhiều nguồn cả người thiếu kinh nghiệm. Học viên
muốn học kiểu gì, muốn kết quả thế nào cũng có thể được đáp ứng. Trong một
thời gian dài, quan điểm chỉ coi tại chức là ‘nồi cơm” của các trường và việc
kiểm soát không chặt, không nghiêm của cơ quan quản lý đã càng khiến chất
lượng tại chức loãng tuếch.
Người học của hệ đào tạo tại chức đáng lẽ
phải là những người đang đi làm việc, cán bộ trong bộ máy nhà nước đi học vào
thời gian không công tác, vừa đi học vừa đi làm. Hiện nay tại chức lại hầu
hết là những người trẻ trượt đại học hoặc kiếm văn bằng "đánh bóng” với
nơi đang công tác.
Ưu thế của đối tượng vừa học vừa làm là
đã có kinh nghiệm thực tiễn trong nghề. Lẽ ra nên khai thác điều này khi xây
dựng chương trình, cách thức đào tạo, nhưng đã bỏ qua hết. Chương trình được
duyệt còn bị tùy tiện khi cắt xén tối đa, chạy đua theo lợi nhuận... Môn học
30 tiết có khi thầy chỉ dạy 2 ngày là xong. Hay dở thế nào học viên cũng chấp
vì họ cần điểm không cần kiến thức. Tiền dạy thầy vẫn nhận đủ theo giấy báo
giảng số tiết quy định, kèm tiền bồi dưỡng học viên "tự nguyện” đóng
góp. Không hiếm các lớp tại chức học viên chỉ chăm chăm dẫn thầy đi ăn, uống,
quà cáp đặc sản. Kiểm tra đánh giá cuối mỗi môn học trò ngang nhiên
"mua” thầy. Các trường không quan tâm đến chất lượng vì đây là "nồi
cơm” và thu nhập của họ.
Hệ tại chức đào tạo như lâu nay, chương
trình và chất lượng đều bí bét, gây nên những hệ lụy hết sức nghiêm trọng cho
đời sống xã hội. Các giảng viên giỏi đổ xô đi dạy tại chức "ngon ăn”,
không còn thời gian nghiên cứu khoa học và đầu tư dạy chính qui. Nhiều con em
lao động tốn nhiều tiền để có được tấm bằng loại này mà tương lai mờ mịt, bị
tẩy chay không tuyển dụng, bị rỗng kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Tại chức mất giá cũng đẩy ngành GD-ĐT vào
thế bí. Nhân lực được đào tạo từ hệ này quá kém chất lượng càng làm suy giảm
niềm tin vào một hình thức đào tạo lẽ ra nên khuyến khích. Sự buông lỏng quản
lý đó Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm, vì đã cho phép mở tràn lan và thả
nổi, buông lỏng hoàn toàn trong khâu giám sát và quản lý chất lượng hệ đào
tạo này.
Theo GS Lâm Quang Thiệp nguyên Vụ trưởng
Vụ GD ĐH Bộ GD&ĐT, vấn đề cốt lõi là đào tạo tại chức ở VN đã đi sai
đường. Ta không nên lên án người tuyển dụng. Song doanh nghiệp tuyển dụng có
thể làm thế, còn cơ quan nhà nước theo GS không nên công khai "từ chối
tại chức” như một chính sách, một chủ trương. TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên
Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM
cho biết, ở Mỹ không có cái gọi là bằng tại chức. Có thể lựa chọn phương thức
học tập toàn thời gian hay bán thời gian nhưng điểm chung vẫn là cùng một
tiêu chuẩn học tập, giảng dạy và đánh giá. "Ở Việt
Bộ Nội vụ khẳng định mọi loại hình bằng
cấp có giá trị như nhau, việc thi tuyển công chức ngoài phẩm chất, trình độ,
còn phải chú trọng năng lực và thống nhất theo quy định của pháp luật. Bộ
GD-ĐT cũng dẫn ra các văn bản pháp luật để nói phải bình đẳng giữa chính quy
và tại chức. Song thảm họa tại chức sẽ không thể thoát ra nếu chưa nhận thức
đúng đắn cả về việc học lẫn việc dạy. Bình đẳng tuyển dụng sẽ chỉ có được nếu
quản lý đào tạo tại chức nghiêm quy định của pháp luật. Nếu không mọi viện
dẫn chỉ là ngụy biện. Khả thi của công bằng bằng cấp phải là siết chặt kỷ
cương đào tạo từ gốc.
Nói không với tại chức đang báo động cho
các cấp lãnh đạo ngành giáo dục để sự trì trệ kéo dài quá lâu, là lời cảnh
tỉnh cho những người học chỉ muốn hợp thức hóa bằng cấp và những người dạy
chỉ muốn có nguồn thu khổng lồ từ số lượng học viên.
Cấp bằng cho người không đủ trình độ chẳng
những góp tay làm hư hại xã hội mà trước tiên, làm hư hại chính người được
cấp bằng. Câu chuyện "tại chức bị từ chối” trong tuyển dụng sẽ còn là đề
tài nóng thu hút những ý kiến trái chiều trong bối cảnh thất nghiệp khó gỡ.
Đào tạo tại chức nhưng thiếu văn hóa, kiến thức chuyên môn, không phải là
thay đổi để xóa sự trì trệ, mà rõ là đang góp phần tạo thêm tệ nạn trong lĩnh
vực GD&ĐT.
(Theo Đại đoàn kết) Thanh
Như
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét