15:09
Tiếng oan
của người xây tháp rùa
(Dân Việt) -
Tháp rùa theo thời gian đã từ ngôi đền thờ thổ thần trở thành một di sản văn
hóa của Thăng Long, của đất Việt... Nhưng đến tận thời khắc này, người có
công xây dựng nên công trình tuyệt phẩm ấy vẫn mang tiếng oan là tay sai cho
Pháp...
Người
xây tháp Rùa ngày ấy
Những văn bản cổ của Việt
Ghi chép cổ nhất tính đến thời điểm này
về tháp rùa là của Paul Bourde - phóng viên thường trú Báo Le Temps (tờ báo
lớn nhất Thụy Sĩ hiện nay và đã có hơn 200 năm tuổi đời) tại Hà Nội. Trong
cuốn “Từ Paris đến Bắc Kỳ” (De Paris au Tonkin - Paris, 1885), Paul Bourde mô
tả tháp rùa như sau: “Ở đằng xa trên một hòn đảo có một cái chùa khác mang
hình tháp, người xây dựng nó là Ba Kim”.
Cuốn “Những ngôi chùa Hà Nội” (Les
pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của Gustave Dumoutier (1850-1904) viết
về tháp rùa: “Bên trong, trên tường sơn tên chữ của viên quan (Ba Kim) đã xây
công trình này. Ông ta trước đây 3 năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm
Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách
chức và quản thúc ở Hà Nội”.
Trong cuốn “Ở Bắc Kỳ: Ghi chép và kỷ
niệm” (Au Tonkin-notes et souvenirs - Hà Nội, 1925) của Bonnal - công sứ đầu
tiên ở Hà Nội từ năm 1883 đến năm 1885, có đoạn về tháp rùa: “Được xây dựng
cách đây vài năm bởi một người lĩnh trưng thu thuế đánh cá tên là Nguyen Huu
Kiem, thường gọi là Ba Ho Kiem”.
Cuốn “Bắc Kỳ xưa” (Le vieux
Tuy nhiên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh
Phúc đã có tác phẩm nghiên cứu kỹ càng về người xây tháp rùa và làm sáng tỏ
ẩn số đó. Phần tháp rùa trong “hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” của Nguyễn Vinh
Phúc khá đầy đủ, từ kiến trúc đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ông Phúc
đưa ra nhận định rằng Bonnal (Công sứ đầu tiên tại Hà Nội) viết sai chữ Kim
thành chữ Kiem (lỗi cơ bản khi chuyển hóa ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng
Pháp vào đầu thời kỳ Pháp thuộc), như vậy là Nguyễn Hữu Kim chứ không phải
Nguyen Huu Kiem.
Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết đã
được xem gia phả của chi trưởng và gia phả của chi thứ 5 dòng họ Nguyễn Hữu ở
làng Cựu Lâu (nay là khu vực Tràng Tiền, Hàng Khay) nên có thêm một số chi
tiết mới: Bá Kim tên thật là Nguyễn Hữu Kim (1832-1901), có tên khác là Liên
(Nguyễn Hữu Liên), hiệu Chu Ái. Bá Kim là hào mục làng Cựu Lâu được hàm Bá
hộ, ông có một cửa hàng bán đồ khảm trai tên là Vĩnh Bảo...
Trả
lại cho lịch sử những điều chân thực
Các tác phẩm khảo cứu có giá trị trên
đều xuất bản bằng tiếng Pháp, có lẽ thế mà dư luận Việt
Trong cuốn “Cổ tích và thắng cảnh” (NXB
Văn hoá, xuất bản năm 1959) của Doãn Kế Thiện, phần về tháp rùa đã viết: “Gò
rùa là nơi Chúa Trịnh dựng Tả Vọng đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Một
tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim tin thuyết phong thủy
nói gò này là kiểu đất “vạn đại công khanh” để chôn hài cốt tiền nhân vào đó
con cháu sẽ muôn đời nối nhau làm quan cao chức trọng...
Y dùng riêng một số tay chân làm thợ nề
dự định ngay đêm khai móng chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn
trong 2 cái quách nhỏ ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín định hôm sau sẽ
xây thành nền tháp cao. Việc y làm rất kín đáo, tưởng không ai biết... nhưng
một việc xảy ra không ngờ. Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề
vừa ra tới gò thì bỗng kêu trời và ngã ra, 2 cái quách gỗ bị quật lên từ lúc
nào chỉ còn quách không, 2 bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa.
Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã
hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được, y đành phải cắn răng tiếp
tục làm cho xong việc. Riêng thực dân Pháp thì thưởng công cho y bằng cách
gọi tên tháp ấy là tháp Bá Kim...”.
Tiến
sĩ Nguyễn Mạnh Dung- nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, hậu
duệ của cụ Nguyễn Hữu Kim chia sẻ: “Chúng tôi chỉ mong rằng sự thật lịch sử
về người xây tháp rùa được đặt lại nguyên vẹn bên hồ Gươm” .
Câu chuyện mang màu sắc hoang đường
nhưng cực kỳ hợp lý trong thời điểm đả tư sản, địa chủ, phong kiến hồi ấy đã
có những điểm mâu thuẫn mà nhiều người không nhận ra. Thứ nhất, thời điểm năm
1877 (năm Nguyễn Hữu Kim xây tháp rùa) là lúc Pháp còn chưa đặt nền bảo hộ
trên xứ Bắc.
Sau thời điểm xây tháp tới 7 năm, năm
1884, Pháp mới chính thức đặt nền bảo hộ lên xứ Bắc Kỳ và đưa nhân lực sang
tiếp quản bộ máy chính quyền, như vậy Nguyễn Hữu Kim không thể là tay sai của
thực dân Pháp khi Hà Nội còn dưới quyền cai quản của triều đình Huế được.
Cuốn “Những ngôi chùa Hà Nội” (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của
Gustave Dumoutier đã kể chi tiết về người xây tháp rùa:
“Ông ta trước đây 3 năm làm Tri phủ phủ
Thường Tín rồi về làm Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị
nên năm 1886 bị cách chức và quản thúc ở Hà Nội”.
Cái án chính trị ấy chính là đòn trả
thù của thực dân Pháp sau khi lên nắm quyền cai trị nhằm vào Nguyễn Hữu Kim
(gia phả dòng họ Nguyễn Hữu làng Cựu Lâu - PV). Năm 1882, thủ thành Hoàng
Diệu tử tiết khi Pháp chiếm đóng Hà Nội và để lại đôi dòng chữ chưa đầy trang
giấy mà oán hận ngút trời mây: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với
nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn
Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng”.
Lúc đó, Nguyễn Hữu Kim chính là người
nằm trong số những “nhân sĩ Bắc thành” tổ chức đám tang cho vị thủ thành
“Sinh Quảng Nam - thác Hà Thành” kia, cái án chính trị của ông là vì lẽ thế.
Chi tiết về vụ án chính trị của Nguyễn Hữu Kim lại chỉ thể hiện trong gia phả
dòng họ, chưa có điều kiện kiểm chứng. Tuy nhiên, một viên quan bị chính phủ
bảo hộ cách chức và quản thúc tại Hà Nội thì không thể và không bao giờ làm
tay sai cho Pháp được.
Lịch sử có nhiều biến động nhưng sự thực
của lịch sử chỉ có một và đã đến lúc cần trả lại sự trong sạch cho người xây tháp
rùa. Dù đến tận bây giờ mới nói lại chuyện ấy cũng đã là quá muộn.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét