20:32
Xin Bộ trưởng hãy nhìn thẳng vào sự thật mà quyết tâm
Thực tế người dân làm gì có tiền mà mua nhà ở xã hội việc
bỏ thêm những gói hỗ trợ nữa, hay lãi suất thấp hơn nữa thì ước mơ ngôi nhà
của người thu nhập thấp cũng khó mà thực hiện. Mặt khác nếu có thể mua nhà
thì xin cũng giải quyết "mớ hàng BĐS, Dự án treo" đang còn đọng lại
đi đã đừng mơ thêm giấc mơ xây dựng tiếp các dự án nhà ở xã hội cho người thu
nhập thấp nữa!
Gần đây Ngài Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quyết
tâm đi thị sát thị trường ông đã “gọi taxi” tự mình đến xem một căn nhà 18m2
ở khu công nghiệp Quang Minh. 18m2 cho một gia đình công nhân có con nhỏ, với
osin bán thời gian. “Họ chỉ cần có thế thôi, khi họ không có nhiều tiền.
Trong khi đó, chúng ta cứ xây những căn nhà rất to”. Nhưng thưa ngài Bộ
Trưởng kiểu căn hộ như thế này tại TPHCM đã có đơn vị Kinh doanh BĐS đề xuất
từ năm 2009 với tiêu chí "căn hộ tình yêu" mà không được thực hiện
và cũng thất bại ê chề.
Biết là như vậy
nhưng thực tế "mớ hàng tồn kho" của thị trường BĐS hiện nay
có thể "để dành " tiêu thụ dần tới vài thập kỷ chưa hết và nó có ở
khắp các tỉnh thành trong toàn quốc thì ta đổ các gói hỗ trợ vào việc xây
dựng thêm các dự án khu chung cư "kiểu nhà ở xã hội" cho người có
thu nhập thấp để làm gì? Thay vào đó sao ta không thực hiện giải tỏa các tảng
băng "ế thừa" một cách từ từ và hợp lý đi nguồn cung quá lớn
mà cầu thì không có hoặc không thể có thì tăng cung để làm gì xin Bộ trưởng
hãy nhìn từ thực tế đi rồi hãy quyết tâm.
Cần giải quyết giải
quyết "mớ hàng BĐS, Dự án treo"
Nếu như vừa qua ngài Bộ trưởng có thực hiện vi hành đến những khu ổ chuột ở TP HCM. Quận 1, Quận 3 TPHCM hay ngay tại Thủ Đô Hà Nội cũng không thiếu thì cũng nên vi hành đến những khu chung cư cao cấp, những dãy nhà "biệt thự nửa vời" bỏ hoang hàng vài chục năm nay khắp cả nước xem câu trả lời là vì sao và tại sao lại có kiểu quy hoach, xây dựng "vênh" và xa rời thực tế như vậy tồn tại nhiều năm nay? Tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết triệt để thì tốt hơn là cứ xin hết gói hỗ trợ này đến gói hỗ trợ khác để rồi "tiền bạc lại biến thành BĐS bỏ hoang thêm". Mặc dù thực tế vừa qua Bộ trưởng đã nói “Chính sách không thể trên trời được” đó cũng là quyết tâm của ông khi tham mưu và chịu trách nhiệm trước chính phủ về gói hỗ trợ 30.000 tỷ. Đó cũng là cái cách Bộ trưởng trả lời về việc chia nhỏ căn hộ... Thử hỏi gói hỗ trợ này có khả thi không hay lại vung tiền qua cửa sổ nhà "giàu"... chúng ta cần chờ xem ... Thực sự với kiểu tính toán của ngài Bộ trưởng theo phép cộng trung bình hay phép nhân đơn giải là “Chẳng hạn mỗi hộ vay 300 triệu, thì gói 30.000 tỷ sẽ hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho khoảng 100.000 gia đình. Không ít đâu”- ông nói. Bộ trưởng cũng nói ước mơ của ông là “Gói hỗ trợ như thế này ngày phải càng nhiều lên. Và lãi suất ngày càng thấp đi”, để người dân “thực sự có nhà ở”. Nhưng thực tế nó đang được "biến dạng" hay sẽ trở thành vô dạng để rồi cái khó lại chất đầy lên vai người nghèo... Thực tế có thể phá tan ngay cái mơ ước của tư lệnh ngành xây dựng vì sao với những lý do sau:
Thứ nhất, ngay trong ngành ngân hàng ta
hay kiểm kê họ đang chiếm hữu rồi đến khi sở hữu "vì nợ xấu" đến
gần như 75-80% tài sản thế chấp là nhà ở hay khối BĐS của khách hàng,
thực tế khi ngân hàng, dù là làm đúng nguyên tắc, để để phòng một tảng băng nợ
xấu khác chẳng hạn, đang thực sự là một “cửa ải” khó vượt qua đối với hầu hết
những người thu nhập thấp. Họ đang không có tiền để trả lãi vay cũng như gốc
cho ngân hàng để lấy sổ đỏ về nguy cơ mất nhà đang chờ sẵn thì sức đâu khả
năng đâu mà vay để mua thêm nhà với cái dự án cũng kiểu "trên trời
" như vây?
Thứ hai: Nhìn từ thực tế kể từ khi gói
hỗ trợ được triển khai chưa thấy tăm hơi của việc hiệu quả thực thi, có người
ví "nó như món xương gà chiên bơ, ngửi thì thơm ngon nhưng không ăn được
vì trong đó có "dòi". Trong buổi Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri, giới
doanh nhân BĐS kêu khó nuốt lắm là bởi: “Đưa gói hỗ trợ 30.000 tỷ về ngân
hàng thì họ sẽ “vẽ” ra thủ tục này kia, chúng ta không vay được đâu, đừng có
trông chờ”. Và rồi khối hỗ trợ ấy lại rơi vào túi ai? tất cả đều nhìn thấy.
Thứ ba: Hiện nay không biết các Ngân hàng đã vẽ ra những "thủ tục" gì nhưng từ khi bắt đầu triển khai “món” 30.000 tỷ, chẳng hạn BIDV mới chỉ giải ngân được 1-2 trường hợp vay mua nhà. Vietcombank thậm chí vẫn mòn mỏi đợi khách hàng đầu tiên, dù trên một tờ báo điện tử, lãnh đạo ngân hàng này đã “linh động”, đã “sốt sắng”, đã “rất quyết liệt”. Nguyên do, phía ngân hàng giải thích: “hầu như khách hàng vẫn chưa thể hoàn thiện hồ sơ vì vướng mắc ở những xác nhận của chính quyền địa phương về điều kiện ở và mức thu nhập thấp”. Thứ tư: Ngay cái quy định "mức thu nhập thấp" còn chưa có chưa ai xác định thế nào là thu nhập thấp mà thực tế người ta không thể chứng minh “mức thu nhập thấp” bằng cách nói mình không có trong danh sách… đóng thuế thu nhập cao. Huống chi trong muôn vàn đối tượng có nhu cầu vay mua nhà và thu nhập thấp thực sự lại không thể chứng minh được thu nhập. Thứ năm: Ngày 25/6/2013 Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn việc xác định đối tượng, điều kiện và trình tự thủ tục vay tiền trong gói tín dụng 30.000 tỷ với một quy định gỡ nút cực kỳ quan trọng: Các đối tượng thuộc nhóm được vay mua nhà “không bị yêu cầu xác nhận về điều kiện thu nhập”. Và điều kiện vay mua nhà là “Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc diện tích sử dụng bình quân dưới 8m2/người”. Điều kiện về vốn tối thiểu (20% giá trị hợp đồng mua căn hộ) cũng được tháo gỡ khi người mua được dùng chính căn hộ đăng ký mua để thế chấp vay tiền. Thực tế khi gõ cửa ngân hàng, họ dứt khoát phải chứng minh được khả năng trả nợ. Như vậy không cần xác nhận về điều kiện thu nhập, có thể chỉ là một sự tháo gỡ quan trọng đơn thuần về phương diện thủ tục hành chính, chứ không có ý nghĩa khai thông “cửa ải” ngân hàng. Mà mặt khác nói thẳng ra là họ không thể vay được mà mua nhà làm gì khi họ đang nợ nần chồng chất...
Thứ sáu: Còn người không mang nợ thì
sao chẳng hạn theo cách tính của Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm nếu một
gia đình có thu nhập 10-12 triệu đồng/tháng, mỗi năm trả 50 - 70 triệu cho
ngân hàng, mỗi tháng trả 7 triệu, thu nhập còn lại tính ra chỉ rơi vào khoảng
4-5 triệu, chỉ hai vợ chồng thôi đã đủ trầy trật, chưa tính có con nhỏ, đặc
biệt khi giá sữa, giá thuốc, viện phí, học phí… chỉ chực tăng chứ không thấy
“giảm tải” ở chỗ nào cả thì "khả năng thanh toán sẽ lại rơi vào ngõ
cụt".
Mặt khác nếu 1-2 năm nữa, những căn nhà ở xã hội đầu tiên mới được thành hình và trong hai năm đó, dù chỉ 6%, nhưng tiền lãi vẫn đẻ đều đều, trong khi tiền thuê nhà hàng tháng vẫn phải gánh. Thứ bảy: Độ vênh ngay tại vấn đề xác định thu nhập khi chính những người mua nhà tính toán rằng, để có thể sở hữu một căn nhà xã hội, mức thu nhập hộ gia đình hẳn nhiên phải vượt con số 18 triệu đồng/tháng, như tính toán của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, mà 9 triệu đồng/người/tháng hay 18 triệu đồng/2 người/tháng đã là mức đóng thuế thu nhập cao kể từ ngày 1/7/2013 này rồi. Thứ tám: Có thể vấn đề nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp đã đến hồi thoát ra khỏi cảnh ví von "đã thu nhập thấp thì lấy đâu ra tiền mà mua nhà" vì vậy nếu không phải chỉ với các doanh nhân, những nhà tư bản nhỏ hoặc những nhà đầu tư BĐS thì người dân có chờ giá BĐS xuống nữa, thêm những gói hỗ trợ nữa, và lãi suất thấp hơn nữa thì ước mơ ngôi nhà của người thu nhập thấp cũng không thể đạt. Kết luận: Xin ngài Bộ trưởng Bộ Xây dựng hãy nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thật khách quan vì sự thật mãi vẫn là sự thật dù có cố che, đậy hay nhìn chéo, nhìn ngang đi nữa thì nó vẫn phơi bầy thực thể bản chất của nó.
Thực tế về tình hình thị trường BĐS hiện
nay chúng ta không nên có ý tưởng hay mơ ước gì về việc xây mới hay thêm dự
án nữa để mà thừa và hao tốn tài sản của nhân dân. Hãy cùng suy ngẫm điều
tra, từng nguyên nhân dẫn đến sự "dư thừa, sự đóng băng của khối BĐS
hiện nay và tìm phương án giải quyết từ từ để sử dụng mặt hàng tồn đọng
này mới là phương án tốt nhất.
Bởi vì dù có xoay cách nào đi nữa thì khi
nền kinh tế hết năng lực phát triển cho sản xuất người dân không có thu nhập
các doanh nghiệp thì "chết yểu" do vậy xã hội sẽ không có thị trường
tiềm năng cho việc sử dụng hàng hóa của ngành BĐS? Đến ăn còn chưa đủ thì mơ
sở hữu chỗ ở làm sao. Xin tất cả chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tế và trả
lời cho câu hỏi mình là ai và cần phải làm gì lúc này. Rất mong chúng ta cùng
chung sức chung lòng để vượt khó dần dần tháo gỡ mọi khó khăn. Đó mới là giấc
mơ cần thực hiện.
(Theo Tầm
nhìn) Mai Huy Pt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét