10:14
Lại tìm cách kìm “lạm
phát” biên chế*
- Bộ Nội vụ đang xây dựng đề án
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức để làm trong 7 năm
tới (2014 - 2020), sau khi 5 năm qua (2007-2012), biên chế nhà nước tăng khá
nhiều.
Trong 5 năm đó,
số lượng tinh giản biên chế ở trung ương và tỉnh thành là 67.398 người (với
kinh phí là 3,18 nghìn tỷ đồng), chủ yếu do nghỉ hưu trước tuổi, chuyển về cơ
sở, thôi việc hoặc đi học.
"Chính Thủ tướng cũng nói 'Tôi làm
nhiều nhiệm kỳ rồi nhưng cứ nói giảm thì nó lại tăng'", nguyên Bộ trưởng
chia sẻ.
Chính vì để tránh "duy ý chí"
mà đề án này không đặt chỉ tiêu cụ thể. "Lâu nay tinh giản biên chế có
lúc đặt mục tiêu giảm 15%, 20%, nhưng đều không thực hiện được. Thực tế cho
thấy áp đặt tỉ lệ là duy ý chí", Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nói.
"Ở bộ,
ngành, địa phương thời gian qua tăng biên chế lớn là do phân cấp quyết định
biên chế nhưng lại thiếu kiểm soát thống nhất từ trung ương", ông Trần
Anh Tuấn nói.
Một giải pháp
được Thứ trưởng Nội vụ nhấn mạnh là xác định vị trí việc làm để quản lý biên
chế và cơ cấu công chức, viên chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
"Hướng là chất lượng tăng đến đâu
thì biên chế giảm tới đó, chứ chất lượng còn 'phọt phẹt' thì đành lấy lượng
bù chất, không thể giảm được người", ông Thái phân tích.
"Từ đó,
khâu đầu vào là tuyển dụng, nâng ngạch phải đảm bảo chất lượng thật. Việc đào
tạo, bồi dưỡng phải tinh thật, và phải kiên quyết đưa người không đạt yêu cầu
ra khỏi hệ thống".
Do đó, nguyên Bộ trưởng kiến nghị xem lại cách đánh giá cán bộ:
Tổ chức một hội nghị để anh em bỏ phiếu thì nhẹ nhàng cho thủ trưởng quá, kết
quả là bình quân, cào bằng, người làm tốt không được khen, người làm kém
không bị chê, vẫn đều đều 2 năm lên lương.
"Nguyên tắc tinh giản biên chế là
bình đẳng, về tính chất công việc và năng lực làm việc", ông Khải nhấn
mạnh.
Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức sẽ được Bộ Nội vụ tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện, kịp trình Trung
ương thông qua và thực hiện từ năm 2014.
(Theo
VietNamnet) Chung Hoàng
* Tinh giản 15% biên chế đã là một chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước từ cách đây khá lâu, vậy mà biên chế vẫn không ngừng "lạm
phát". Một đề án của BNV liệu có giải quyết được vấn đề, khi mà cái "sự tăng" lại chủ yếu là 5C (con
cái các cụ cả)!
Thương
Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét