23:00
(VnMedia) - Nhiều chuyên
gia kinh tế cho rằng, thanh khoản tốt nhất hiện nay vẫn là Việt Nam Đồng, thứ
hai là vàng, thứ ba là cổ phiếu, trái phiếu, đứng ở hạng bét là bất động sản.
Để đầu tư vào đâu trong tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất ổn vẫn đang là mối phân vân của nhiều người. Theo một số chuyên gia kinh tế, với thị trường chứng khoán, hiện nay cũng chưa có xu hướng rõ ràng lắm, các nhà đầu tư chạy nhiều sang thị trường này cũng chưa phải là một khuynh hướng. Dự báo từ nay tới cuối năm, thị trường chứng khoán có thể nhúc nhắc đi lên, tuy nhiên điều này vẫn cần phải chờ đợi những chính sách kinh tế vĩ mô. Cần phải xem giải ngân ngân sách và tín dụng và nợ xấu có được giải quyết hay không...
Gợi ý cho các nhà đầu tư, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, xếp theo
thứ tự thì VND có thanh khoản cao nhất.
Đồng quan điểm này, theo TS.Cao Sỹ Kiêm, hiện nay VNĐ không phải là mất giá mà đang được giá so với đồng USD, do lạm phát đang hạ. CPI tháng 6 đã giảm sau 38 tháng tăng liên tục. Dự báo CPI tháng 7 nếu tăng cũng chỉ tăng ở mức rất thấp do sức mua, nhu cầu tiêu dùng giảm, giá xăng dầu cũng vừa liên tiếp điều chỉnh giảm. Thời gian qua tỷ giá USD/VNĐ được duy trì khá ổn định. Dự báo, từ nay đến cuối năm, áp lực lên tỷ giá là không lớn và theo như Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố, nếu có biến động cũng không quá 3%. Do đó, đây không phải là kênh hấp dẫn như những năm trước.
TS. Kiêm cho rằng, hiện nay tiền VNĐ đang có giá thì tính
toán gửi tiền VNĐ vào ngân hàng cũng là yếu tố mới. “Nếu biết buôn bán thì
đầu tư vào sản xuất kinh doanh là tốt nhất, còn người không biết buôn bán thì
gửi tiết kiệm vẫn là tốt nhất..”, TS. Kiêm nói.
Cũng theo TS. Kiêm: “ Không biết buôn bán mà đưa tiền vào
bất động sản,chứng khoán thì chỉ có “chết” . Tuy vậy, muốn có lời khuyên cụ
thể hơn phải xem con người cụ thể, am hiểu từng lĩnh vực cụ thể…thì mới có
lời khuyên xác thực được”.
Ông Trần Hữu Chung – PTGĐ kiêm phụ trách bộ phận môi giới
Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012
(tính đến 30/6), kênh đầu tư vào chứng khoán vẫn tăng 20-50%, trong khi đó
kênh đầu tư bất động sản giảm 20-40%, kênh đầu tư vàng và ngoại tệ đi ngang, còn
kênh tiết kiệm thì lại sụt giảm.
TS.Võ Trí Thành cho rằng, dòng tiền đổ vào vàng từ nay đến
cuối năm sẽ được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt. Thị trường bất động sản
muốn phục hồi cũng cần có thời gian dài.
Một số chuyên gia khác cũng có chung quan điểm, kênh đầu tư vàng vẫn còn rủi ro bởi sự chênh lệch giá và chính sách quản lý thị trường vàng. Đây không phải là kênh đầu tư cho các nhà “lướt sóng”.
Đinh Bách
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét