18:11
Thương mại
điện tử Việt
Mua
bán ít, tổn thương nhiều
Cơn lốc mua bán gian hàng ảo trên “sàn
giao dịch thương mại điện tử” (TMĐT) http://muaban24.vn (viết tắt MB24) đang
kéo lùi và làm tổn thương ngành TMĐT VN. Trong những ngày qua, Hiệp hội TMĐT
VN (VECOM) đã họp về vấn đề này và sẽ có phát ngôn chính thức trong vài ngày
tới.
Chỉ thúc đẩy lòng tham
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Trưởng đại diện phía nam của VECOM - cho rằng: “Không phải tất cả những người lao vào mua bán gian hàng ảo trên MB24 đều không biết gì, mà có người cố tình tham gia để kiếm lợi”. Một người nhảy vào đăng ký mua gian hàng ảo và làm thành viên, sau đó biết mình hớ, để gỡ gạc nên lôi kéo người khác, kể cả dùng cách xúi giục hay bơm lời ngon ngọt về khả năng kiếm lãi lớn, nhằm kéo người khác nhảy vào để mình rút lui. Theo ông Nguyễn Hòa Bình -Tổng GĐ Cty PeaceSoft đang sở hữu hai sàn giao dịch và thanh toán trực tuyến Chodientu.vn và Nganluong.vn, hình thức mua bán của MB24 không thể được xem là TMĐT. Trên thực tế, TMĐT là việc mua bán, giao dịch sản phẩm và dịch vụ, trong khi MB24 chỉ mua bán các tài khoản tạo gian hàng ảo trên website. MB24 có giới thiệu, bày bán nhiều mặt hàng. Tuy nhiên ở mặt hàng ĐTDĐ, hầu hết là các loại máy nhái những thương hiệu nổi tiếng như iPhone, Galaxy S, Lumia v.v..., được bán với giá rẻ nhưng cũng đầy nghi ngờ về chất lượng. “Cách mua bán này không thúc đẩy TMĐT VN phát triển mà chỉ thúc đẩy lòng tham” - ông Nguyễn Ngọc Dũng nói. Không ít người đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mua gian hàng tại MB24 để sau đó bán lại, tạo nên sự mua đi bán lại lòng vòng. Thêm tổn thương cho TMĐT VN Nhìn chung, ngành TMĐT tại VN dù được cho là tiềm năng, có thể đạt tăng trưởng 20 lần vào năm 2015 nhưng trên một nền phát triển còn thấp. Theo số liệu thống kê, giá trị TMĐT VN hiện chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP, tức chỉ đạt tối đa vài trăm triệu USD cho tới thời điểm này. Theo dự báo của liên doanh PeaceSoft-eBay, đến năm 2015 thị trường TMĐT VN mới có thể đạt 2 tỉ USD. Bình quân, mỗi giao dịch TMĐT tại nước ta hiện nay có giá trị chỉ từ 30-50USD. Trong khi đó, TMĐT VN còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như vấn đề tiện ích thanh toán, bảo mật, lừa đảo v.v... Đơn cử, vừa qua cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu thế giới PayPal đã đưa các tài khoản PayPal tại VN vào danh sách kiểm soát đặc biệt vì tình trạng sử dụng thẻ tín dụng ăn cắp để mua hàng, thanh toán trực tuyến và rút tiền về VN tăng cao trong ba tháng đầu năm 2012. Việc xuất hiện thêm vấn nạn bán gian hàng ảo đa cấp như MB24 khiến cho người tiêu dùng vốn chưa tin cậy vào mua bán hàng qua mạng thì nay càng thêm nghi ngờ, nhìn về TMĐT như một vùng tối nhiều bất ổn. Ông Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng, cách mua bán gian hàng ảo tại MB24 cũng không hẳn là bán hàng đa cấp. Lâu nay, bán hàng đa cấp tại VN là bán các sản phẩm mang tính chất vật thể chứ không phải là dịch vụ. Tuy nhiên cũng theo ông, đến nay cũng chưa có quy định rõ ràng đối với cách mua bán như MB24 đang triển khai. Ông Dũng cũng cho rằng, đến thời điểm này VECOM cũng đang nằm trong thế chờ các cơ quan chức năng kết luận. MB24 là thành viên của VECOM, nhưng cũng phải chờ cơ quan chức năng kết luận cách kinh doanh như thế là đúng hay sai, được phép hay không được phép, hoặc cần chấn chỉnh như thế nào, thì hiệp hội mới có thể đưa ra ý kiến hay cách xử lý phù hợp. Tìm kiếm trên các diễn đàn, trang mạng, thời gian qua đã có không ít bàn tán, xôn xao về cách làm ăn kiểu như MB24. Và cũng không chỉ MB24 mà còn có hàng chục đơn vị, DN khác cũng kinh doanh, mua bán theo cùng một kiểu như vậy, nghĩa là vận dụng phương thức kinh doanh đa cấp vào việc mua bán gian hàng ảo trên mạng và được khoác danh nghĩa là TMĐT. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét