20:15
Bản
đồ TQ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa của Việt
TPO–Ngày 25-7,
Tiến sĩ Mai Hồng, chủ tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904, trao lại hiện
vật này cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Theo bản đồ này, lãnh thổ
Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây là bức “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, thuộc nhóm địa
đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115 x 140 cm).
Về kỹ thuật trắc địa, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” ứng
dụng kỹ thuật phương Tây với hệ kinh vĩ độ khá chuẩn xác, gần giống như các
bản đồ ngày nay.
Đây là địa đồ được thực hiện bởi quan chức chuyên môn ở đài thiên
văn - một cơ quan nhà nước của triều Thanh. Vì vậy, có thể nói bức địa đồ này
mang tính chính thống.
Là loại địa đồ hành chính, nó có tầm quan trọng ngang với Đại
Thanh đế quốc toàn đồ 1905 và có giá trị cao hơn bức địa đồ chuyên ngành bưu
chính có trước đó là Đại Thanh bưu chính công thự bị dụng dư đồ (1903, Trung
- Anh văn đối chiếu) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904.
Theo tấm bản đồ này, cực nam Trung Quốc chỉ đến
Trên tấm bản đồ này còn có một phần lãnh thổ Việt Nam với tên
Việt Nam Đông Kinh và vịnh Bắc Bộ với tên vịnh Đông Kinh, cho thấy Trung Quốc
từng khẳng định vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Mai Hồng, đây là tấm bản đồ hiện đại nhất từ thời cổ
đến năm 1904. Nó được khởi thảo từ năm 1708, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708).
Vua Khang Hi tuyển 3 giáo sĩ phương Tây giỏi nhất là Lợi Mã Đậu
(Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell), Nam Hoài
Nhân (Ferdinandus Verbiest) để làm một tấm Vạn lý thành đồ. Đến năm 1710, tấm
bản đồ này hoàn thành.
Vào năm 1711, vua Khang Hi lại sai các giáo sĩ đi tới khắp 13
tỉnh để thực địa, đo đạc đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ
Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập
thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây.
Đến năm 1904, Sái Thượng Chất, Giám đốc một Đài Thiên văn ở Dư
Sơn Sái Thượng lại được giao đọc duyệt tất các các nguyên cảo bản đồ của các
giáo sỹ trước đây.
Sau đó, trong cùng năm, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm
bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới
thiệu của của chủ biên Sái Thượng Chất.
Tấm bản đồ này được Tiến sĩ Mai Hồng sưu tập, gìn giữ hơn 30 năm.
(TPO)
Mỹ Hằng
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét