22:01
Chênh lệch địa tô phải
thuộc về Nhà nước
Việc thất thoát nguồn thu tài chính từ
đất đai chủ yếu vẫn do cách tính giá đất và những tiêu cực, gian lận trong
quá trình thực thi các chính sách pháp luật về đất. Ở Việt Nam, nguồn quỹ
phát triển cơ sở hạ tầng gần như không có, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước
và nguồn vốn vay ODA.
Theo thông tin của Bộ Tài chính, nguồn thu từ đất đai năm
2010 đạt 67.700 tỉ đồng, chiếm 11,21% tổng thu ngân sách nhà nước. Con số này
xét về biên độ thời gian so với những năm trước có xu hướng tăng, nhưng được
cho là thấp hơn nhiều so với mức có thể thu được từ đất đai theo quy định của
pháp luật. Theo Tổng cục Thống kê, tổng các nguồn thu từ đất của Việt Nam
chiếm khoảng 5 - 8% tổng thu ngân sách quốc gia, trong đó chủ yếu là thu tiền
sử dụng đất. Trong một nghiên cứu, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
Phát triển Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT - TS Đặng Kim Sơn nhận định, so với
các quốc gia nền kinh tế phát triển (OECD) có GDP từ thuế đất và nhà ở khoảng
2%, khoản thu từ thuế đất đai của Việt Nam khá thấp, chỉ chiếm khoảng 0,07%
GDP năm 2010. Các nước đang phát triển khác cũng đạt 0,5% và các nước chuyển
đổi đạt mức 0,6%.
TS Sơn còn bổ sung thêm rằng: "Ở Việt
Việc thất thoát nguồn thu tài chính từ
đất đai chủ yếu vẫn do cách tính giá đất và những tiêu cực, gian lận trong
quá trình thực thi các chính sách pháp luật về đất. Ở Việt
Khi đất đai là sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý, thì quyền sử dụng và quyền địa tô trên tài
sản này lại được phân khúc cho nhiều đối tượng khác nhau, mà trên hết là vào
túi riêng của chủ dự án, nhà đầu tư. Trong khi mức chênh lệch thông qua chuyển
đổi đất đai tăng lên theo cấp số nhân (gấp 3-4 lần, thậm chí là 10 lần sau
khi quy hoạch hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng), thì lợi ích có được từ giá đền
bù của người nông dân, hay người được đền bù còn thấp, chênh lệch quá khập
khiễng so với giá thực mua bán bên ngoài. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển, thực tế hiện nay việc Nhà nước chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng làm giá trị đất tăng lên. Sau khi Nhà
nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giá đất tại các điểm này dự kiến còn
tăng hơn so với trước khi quy hoạch.
Ở TP.HCM, doanh nghiệp mua lại đất nông nghiệp của người
dân với giá 5 đến 10 triệu đồng/m2 để thực hiện các dự án kinh doanh bất
động sản với giá vài chục triệu đồng một mét vuông. Hay như một quyết định
hành chính như sáp nhập Mê Linh, Hà Tây,... vào Hà Nội khiến giá đất ở các khu
vực này tăng vọt. Nhưng yếu tố chính làm tăng giá trị đất là do quy hoạch và
đầu tư hạ tầng của Nhà nước. Nếu Nhà nước không đầu tư làm cầu, đường thì đất
ở những khu đô thị sầm uất như Nam Sài Gòn dù giá cao nhưng vẫn là đất nông
nghiệp. Chính việc đầu tư cơ sở hạ tầng như mở rộng hệ thống giao thông đã
thay đổi bộ mặt của các vùng ven trung tâm. Tuy nhiên, phần chênh lệch địa tô
từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đang
chảy vào tay các cá nhân, nhà đầu tư nhà đất, doanh nghiệp. Đáng lý ra nguồn
thu này phải được bổ sung vào ngân sách nhà nước để bù đắp cho chi phí đầu tư
hạ tầng.
Và đáng chú ý hơn, khi các nhóm lợi ích tư chia chiếc bánh
bất động sản và làm giàu lên nhanh chóng, thì Nhà nước - hiểu trên nghĩa rộng
như định chế tích tụ quyền lực công để điều phối thịnh vượng chung cho cả cộng
đồng - phải đứng mũi chịu sào trong việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội do
chênh lệch lợi nhuận từ đất đai gây ra. Công trình nghiên cứu gần đây của
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra rằng đến năm 2011 cả nước
chỉ còn hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó chỉ còn hơn 4 triệu hécta
đất trồng lúa và con số này đang giảm đi một cách nhanh chóng. Từ năm 1996
đến 2010, có hơn 74.000ha đất nông nghiệp mất đi, nhường chỗ cho các dự án
đầu tư.
Sự chuyển dịch cơ học về cơ cấu nền kinh tế bao hàm trong
đó nhiều vấn đề nan giải cho xã hội. Mâu thuẫn bùng nổ xuất phát từ việc bất
đồng đều về cơ hội giữa các giai tầng khác nhau về việc tiếp cận "tài
sản cộng đồng" là chiếc bánh đất đai. Bị kẹt (vô tình hay cố tình) ở
giữa những mâu thuẫn đan xen, cơ quan công quyền nhiều khi gặp tình huống phải
lực bất tòng tâm. Văn Giang là một thí dụ rất điển hình cho thấy, nếu vấn đề
chênh lệch địa tô không được giải quyết, thì xung đột giữa các nhóm được lợi
từ đất đai là không tránh khỏi. Tiên Lãng là một thí dụ khác chứng minh khả
năng lợi ích về kinh tế - dẫu ngắn hạn hay dài hạn - có thể dẫn đến sự lệch
pha về chức năng của các cơ quan công quyền.
Nhiều ý kiến cho rằng để giải quyết cái gốc chênh lệch địa
tô, với khung quy định trong Hiến pháp hiện nay, Nhà nước phải đứng ra giữ
vai trò chủ đạo. Nếu chấp nhận giữ vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai, việc phân bổ lại chênh lệch từ việc sử dụng tài sản chung của các cộng
đồng là việc Nhà nước bắt buộc phải làm. Khi cam kết thu hồi một miếng đất
nông nghiệp không có nhiều giá trị sử dụng, chuyển hóa thành đất hoặc dự án
mang tính kinh tế cao hơn, thì phần thặng dư đó là cam kết phúc lợi chung cho
tất cả cộng đồng, chứ không phải đổi chác dành riêng cho một thành phần nào
đó. Mặc cho lập luận chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất dự án (chủ yếu là
đất ở), thì cái người nông dân nhận được chỉ phản ánh đúng giá trị đất nông
nghiệp mà họ sở hữu là hợp lý vì tiền đền bù đã cao hơn lợi tức nông nghiệp
ban đầu. Mặc cho lập luận, chỉ khi đất nông nghiệp trở thành dự án, thì giá
trị của nó mới tăng và cả vùng để được hưởng lợi.
Mức độ cân nhắc công - tư trong một quyết định về đất đai
phải đảm bảo nguyên tắc bất di bất dịch: hy sinh một cộng đồng để phục vụ cho
một cộng đồng khác - dù lớn hơn - chỉ tạo được đồng thuận, khi lợi ích của cộng
đồng thua thiệt đó không quá bị tổn thương so với mức độ chung của toàn xã
hội. Đường sá phục vụ cho lợi ích kinh tế hay các dịch vụ công phục vụ cho
lợi ích xã hội phải là điểm đến của phần chênh lệch thu về từ quỹ đất. Phương
thức "đổi đất lấy hạ tầng" đã được nhiều địa phương - thành phố
trên thế giới và cả trong nước áp dụng tương đối thành công để thu hút đầu tư
thực hiện mục tiên đầu tiên duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo
ra công ăn việc làm. "Đổi đất lấy dịch vụ công" là một mô thức khác
để Nhà nước tận dụng nguồn thặng dư khá lớn từ địa tô, san sẻ lại lợi ích cho
những thành phần phải gánh chịu trong quá trình chuyển đổi nhanh của công
nghiệp hóa.
Niềm tin vào Nhà nước như một người đại diện chủ sở hữu,
phân phối của cải và cân bằng lợi ích có thể bị xem là "lạc quan
tếu" với các trường hợp lạm quyền hay tham nhũng thường xảy ra ở các
nước đang phát triển, và ngay cả ở Việt
(Theo DNSG cuối tuần)
Nguyễn Chính Tâm
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét