Gà móng đỏ
tận thu chốn công trường
Muốn có một em để giải quyết
nhu cầu, các công nhân phải đi sớm 'xí chỗ', để không phải tranh giành với
người khác.
|
Hình ảnh minh họa |
Để vào thủy điện Đồng Nai 4 phải qua con
đường đầy dốc, cây cối um tùm. Cách vài cây số mới thấy một ngôi nhà của đồng
bào dân tộc ở tít trên sườn núi. Thủy điện Đồng Nai 4 là công trình đang trong
giai đoạn thi công với khoảng gần 1.000 công nhân nam làm việc và chỉ có vài ba
cô gái làm ở phòng hành chính. Nơi đây có hai căng tin nhỏ chủ yếu bán cơm. Tuy
nhiên, theo Tuấn, một công nhân đang làm việc tại đây, "nhìn khổ thế thôi
nhưng cái gì cũng có".
Vừa ăn cơm tối xong, Tuấn đã sốt sắng
ra trước cổng công trường. Trong ánh đèn mập mờ từ công trường thủy điện hắt
ra, có mấy cô gái ăn mặc hở hang lượn lờ. Trái với ở thành phố, những cô gái làm
tiền ở núi rừng này không cần mời chào. Các cô chỉ cần lượn lờ trước cổng rồi
các chàng công nhân tự ra tìm. Sở dĩ gái bán hoa ở đây kiêu như vậy cũng vì
cung không đủ cầu.
Tuấn chia sẻ, muốn có một em phải đi
sớm "xí chỗ" không thì người khác cuỗm tay trên mất. Đối với công
nhân ở đây, xa nhà, xa vợ, xa người yêu, tìm đến "gà móng đỏ" là
nhu cầu bình thường. Vì vậy, khách hàng đều thuộc giá không cần mặc cả,
"tàu nhanh" hai lít (200.000 đồng) và không đi qua đêm.
Chừng năm phút trôi qua, hơn năm cô gái
đã có khách và lần lượt dắt nhau đi. Trong đêm tối, một thanh niên cất tiếng
chửi đổng, tiếp đó là cuộc cãi vã lớn vì gái. Nhiều hôm họ đánh nhau để tranh
"gà móng đỏ".
Đứng cạnh gốc cây bên đường là một cô
gái trẻ mặc váy ngắn, chiếc áo cổ khoét sâu õng ẹo hỏi người đàn ông đang
tiến về mình: "Lính mới à?". Sau đó, cô gái kéo tay vị khách đi
nhanh cho hết giờ để còn tìm mối khác.
"Gà móng đỏ" cho biết tên
Linh, 18 tuổi, ở Bình Định. Gia đình đông chị em nên vào Sài Gòn kiếm sống.
Trước đây Linh làm nghề may, nhưng do bạn bè rủ rê nên chuyển sang nghề gội
đầu ở một tiệm cắt tóc nam nữ. Dần dần cô trở thành "gái" lúc nào
không hay.
Khi đang làm ở quán cắt tóc thì Hùng,
một đầu mối chăn dắt "gà móng đỏ" đến rủ cô cùng bạn bè lên đây
phục vụ công nhân vì "có giá" hơn thành phố. Cứ mỗi tối, các cô
được Hùng chở vào thủy điện để kiếm khách. Đến 12h đêm, họ lại được chở ra
khách sạn để nghỉ ngơi. Mỗi đêm, Linh thường "đi nhanh" với chừng
ba mối.
Các cặp đôi thường "trưng
dụng" thiên nhiên để làm nơi hẹn hò chứ không cần phòng ốc, quán xá. Dù
mới 18 tuổi nhưng Linh đã có hơn hai năm kinh nghiệm vào đời. Chính Linh cũng
không biết được mình đã chiều chuộng biết bao nhiêu đàn ông.
Ở vùng này, Hùng được xem là tay dắt
gái có "số". Tú ông đó vốn là kỹ sư cầu đường, trước đây vẫn đi
theo các công trình. Một lần về TP HCM, người bạn thân rủ Tuấn đi chơi
"tới bến" tại một quán karaoke "tươi mát".
Tàn cuộc, bạn Hùng phải chi hơn một
triệu đồng. Hùng thấy mình làm việc vất vả mà chỉ kiếm được năm triệu đồng
mỗi tháng, trong khi đó, các cô gái ở quán karaoke chỉ cần ăn mặc hở hang,
bôi phấn sáp lên mặt là có thể thu tiền triệu trong vài giờ tiếp khách. Bỗng nhiên,
Hùng chợt lóe lên ý định làm "tú ông".
Sau đó, Hùng bỏ việc và bắt đầu con
đường chăn dắt gái mại dâm. Vay mượn người thân, bạn bè được 40 triệu đồng,
Hùng bắt đầu đi đi tìm "gà". Hùng cho hay, các em đều không chịu đi
công trường, vì sống sung túc ở thành phố đã quen rồi. Sau hơn một tháng lần
tìm ở các quán massage, cắt tóc nam nữ, cà phê tươi mát, Hùng mới tụ tập được
gần 10 cô gái.
Vốn là kỹ sư thường xuyên ăn dầm ở dề
tại các công trường nên Hùng hiểu khá rõ đặc tính nơi đây. Hầu hết các công
trường đều ở vùng đồi núi, cách xa trung tâm. Các công nhân ở đây còn trẻ
hoặc đã có gia đình nhưng xa vợ con vài tháng mới được về thăm một lần.
Công nhân làm lương dù nhiều nhưng cũng
không biết tiêu gì và chơi gì. Trong khi đó, mỗi công trường tồn tại ít nhất
khoảng một năm, dài có thể hàng chục năm, vì thế đây là thị trường béo bở cho
Hùng thỏa sức kiếm tiền. Hùng quyết định thử nghiệm đưa gái đến các công trường
để phục vụ anh em.
Ban đầu, Hùng cùng các cô gái bắt xe đò
vào các công trường quen thuộc, nơi anh từng làm. Sau hơn một tháng vất vả,
Hùng đút túi hơn 50 triệu đồng. Nhận thấy công việc làm ăn ngày càng trơn
tru, khấm khá, Hùng lại về thành phố chiêu dụ thêm nhiều người. Chỉ hơn ba tháng
sau, trong tay "tú ông" ấy có gần hai chục "gà".
Tuy nhiên, một số "đào" đã
quyết định trở lại thành phố vì không chịu được cảnh rừng thiêng nước độc. Lo
lắng việc làm ăn của mình sẽ thất bát vì gian khổ, Hùng quyết định tậu ô tô
riêng để xế "hàng" vào công trường. Chiếc xe nhiều lúc còn là căn
nhà di động cho Hùng và chiến hữu.
Nếu ban đầu Hùng chỉ đi loanh quanh các
công trường từng làm, thì càng ngày, diện tích hoạt động ngày càng mở rộng.
"Vào nghề" hơn hai năm, đi khắp Nam, Bắc, giờ đây Hùng biết khá rõ
nơi nào có công trường đang hoạt động, nơi nào đã hoàn thành, ngày nào công
nhân ở đây nhận lương... Hùng cười: "Công việc của anh em tôi ngày càng
thịnh vượng".
Hơn 12h đêm, các cô gái trở về điểm hẹn
với bộ dạng mệt mỏi rã rời. Ôtô của Hùng lăn bánh chở theo "gà móng
đỏ" về nghỉ ngơi để lấy sức cho đêm làm việc kế tiếp...
Người Đưa tin (Tựa đề của Thương Giang)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét