01:10
Gây hấn trên Biển Đông, Trung Quốc tự đưa mình vào
"thòng lọng"
Nói đến sự hiện diện của người Trung Quốc ở các khu Hoa kiều và nhiều khu vực
có dự án đầu tư ở Việt Nam, Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Nếu chấm trên bản đồ
Việt Nam những khu vực có người Trung Quốc sinh sống, chúng ta sẽ có một tấm
bản đồ da báo”.
Các chuyên gia
nước ngoài cùng một số học giả ở TQ đều nhận định TQ là nguyên nhân gây nên
mọi căng thẳng trên biển Đông. Họ kêu gọi TQ chấm dứt việc sử dụng vũ lực đe
dọa và cùng ASEAN đàm phán giải quyết tranh chấp. Thông tin này được đăng tải
trên báo Tuổi trẻ.
Báo Le Monde ngày 27/7 cho rằng Trung Quốc đang biến vùng biển này thành nơi đối đầu tiềm tàng với Mỹ. “Cuộc chiến Thái Bình Dương mới” này đang càng lúc càng nghiêm trọng hơn.
Theo báo này, cho đến nay tất cả các nước
có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông đều đã lên tiếng tố cáo Trung
Quốc vi phạm chủ quyền của họ và vi phạm quyền quốc tế. Tất cả các nước này
đều cảm thấy bị người láng giềng hùng mạnh của mình xâm chiếm, một Trung Quốc
vừa là đối tác thương mại chính vừa là cơn ác mộng của họ về mặt chiến lược.
Báo này viết: “Mỗi tuần, người ta lại suýt
phải đối mặt với một sự cố vũ trang. Trên vùng biển nóng này đang xuất hiện
một cuộc chiến tranh lạnh mini”.
Cảm nhận rõ tình hình này, các chuyên
gia quốc tế và cả một số học giả Trung Quốc đang lên tiếng cảnh tỉnh Trung
Quốc.
Cũng theo báo Tuổi trẻ, trong bài viết “Phép
thử cho mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc” đăng trên Nhật Báo Trung Quốc ngày
6-7-2012, học giả Sở Hạo, khoa Nam Á và Đông Nam Á của Học viện Quan hệ quốc
tế đương đại Trung Quốc, cảnh tỉnh Bắc Kinh nên sớm từ bỏ chính sách tàu
chiến, vốn đã gây ra hàng loạt xung đột và tranh chấp với các nước láng giềng
ở biển Đông.
Học giả này cảnh báo những xung đột và tranh
chấp này, đặc biệt từ năm 2010, đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc do
Trung Quốc đã gây nên một cuộc khủng hoảng lòng tin ở các nước Đông Nam Á.
Các nước khu vực lo ngại với việc hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc đang tìm
cách giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. Ở Trung Quốc, đang có làn sóng cho
rằng cách hành xử của Trung Quốc ở biển Đông là yếu ớt, đáng thất vọng, thậm
chí có những quan điểm cực đoan kêu gọi sử dụng vũ lực và dẹp bỏ mọi hợp tác
với ASEAN. Bằng cách này, Trung Quốc lại đang đẩy các nước khu vực về phía
Mỹ. Hậu quả là mọi nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc trong mấy chục năm qua sẽ
quay về con số 0. Trung Quốc đang tự tạo ra một môi trường đối kháng vây
quanh mình với biển Đông trở thành “một cái bẫy giam hãm Trung Quốc”.
Trước đó, trong bài viết “Sức mạnh mềm luôn
tốt hơn chiến tranh biển đảo” đăng trên Thời Báo Hoàn Cầu năm 2011, giáo sư
Tôn Triết, Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa, đã cho
rằng nếu Trung Quốc cứ đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên
biển thì chỉ tự đưa mình vào thế khó. Đường chín đoạn mà Trung Quốc sử dụng
để tuyên bố và thực hiện chủ quyền ở biển Đông là thiếu cơ sở pháp lý. “Nam
Hải (biển Đông) không phải là ao nhà của Trung Quốc, bởi phần nhiều vùng biển
này thuộc về vùng biển quốc tế”.
Trong bài viết “Tranh chấp Nam Hải,
Trung Quốc kiềm chế là tự tin”, học giả Ngô Kiến Dân, chủ nhiệm Trung tâm
Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, cũng cảnh báo nếu Trung Quốc sử
dụng vũ lực thì sẽ không giải quyết được tranh chấp ở biển Đông. Không khéo
Trung Quốc lại làm hỏng việc lớn là phát triển đất nước.
Con đường nam tiến của Trung Quốc Trên thực tế, nguy cơ trên đất liền cũng không kém nguy cơ trên biển. Nhận định về công thức trỗi dậy của Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, cho rằng: “Ở đó có sự pha trộn những hàm lượng nhất định của chủ nghĩa bành trướng hiện đại, chủ nghĩa đế quốc mới và chủ nghĩa thực dân mang màu sắc Trung Quốc”. Nói cách khác, Trung Quốc theo đuổi việc mở rộng biên giới của mình bằng nhiều phương thức, nhiều hình thức khác nhau.
Phân tích vị trí địa lý của Trung Quốc,
ông Quách Hải Lượng không đánh giá cao cơ hội của Trung Quốc ở phía bắc (giáp
với Nga), phía đông (bị Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ, mà đó là những đồng minh
thân cận của Mỹ) và phía tây (giáp vùng Trung Á, vốn bất ổn với sự cạnh tranh
của nhiều cường quốc). Hướng mở rộng của Trung Quốc gần như chỉ có một. Thông
tin này được đăng tải trên báo Pháp luật TPHCM.
Nhận định này cũng trùng với ý kiến của
TS chính trị học Đinh Hoàng Thắng. Ông Thắng nói: “Phải thấy là Trung Quốc
chỉ còn phía nam để phát triển xuống. Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, nếu
chỉ dừng chân trong lục địa Trung Hoa thì không được, mà các ngả khác thì bị
chặn hết rồi”.
Biểu hiện rõ ràng nhất của tư tưởng “nam
tiến” có lẽ đã xuất hiện từ thời Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1949
đến năm 1976. Tháng 9-1963, Chu Ân Lai phát biểu trong cuộc gặp gỡ với các
đại diện của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng
sản Indonesia tại Quảng Đông: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường
ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống
Đông Nam châu Á” (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm, NXB
Sự thật, năm 1979).
Đấy chính là nguyên nhân giải thích cho
việc Trung Quốc áp dụng chiến lược "đồng tiền đi trước".
Hiếm khi nào trong lịch sử sự hiện diện
của Trung Quốc ở Đông Nam Á lại mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực như từ một thập
kỷ trở lại đây. Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, với sự gắn kết chặt chẽ
về địa lý và văn hóa với Trung Quốc, với những yếu kém nội tại của mình, là
mắt xích yếu nhất dọc biên giới mà người láng giềng phương bắc của họ có thể
khai thác. Đồng tiền đi trước, con đường đầu tư kinh tế có lẽ là lối đi nhanh
và hiệu quả nhất. Trong một bài viết mới đây, nhà nghiên cứu Trung Quốc
Bonnie S. Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho
biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở
Đông Nam Á với nội dung căn bản là sử dụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng
lợi ích của các nước Đông Nam Á trong việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung
Quốc”.
Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá
2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay
khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào.
Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy
điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Campuchia:
Trong năm năm qua, Campuchia đã nhận được khoảng 2 tỉ USD tiền viện trợ từ
Bắc Kinh với những điều kiện hết sức hào phóng.
Tại
Đầu tháng 7-2012, lần đầu tiên Hội nghị
các ngoại trưởng ASEAN với lịch sử 45 năm không thể đưa ra được thông cáo
chung mà lý do là sự bất đồng của nước chủ nhà Campuchia với các nước có liên
quan đến tranh chấp trên biển Đông. Nguyên nhân sâu xa này nhanh chóng được
lý giải khi ngay sau hội nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảm ơn Campuchia về
sự hợp tác chặt chẽ của chủ nhà trong tiến trình hội nghị.
Nhà phân tích Bonnie S. Glaser nhận định:
“Việc Trung Quốc gây ảnh hưởng khống chế lên Campuchia không phải điều đáng
ngạc nhiên. Bắc Kinh đã cung cấp tới hơn 10 tỉ USD đầu tư trực tiếp cho
Campuchia. Chỉ tính riêng trong năm 2011, lượng đầu tư mà Trung Quốc cam kết
với
Tháng 6-2011, thủ tướng Campuchia công khai
khẳng định Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời là nhà tài trợ lớn
nhất trong việc giúp đỡ Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm đường sá, cầu
cống... Vấn đề ở đây, theo các nhà phân tích, là các thỏa thuận kinh tế luôn
kéo theo những hệ quả chính trị, xã hội, quân sự đã được hoạch định từ trước
đó.
Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Trung Quốc
rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm
chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân
“Đứng về chiến lược quân sự, đó là những
con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể
khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ
xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế” - ông Lượng giải thích.
Trung Quốc đang nắn dần đường biên giới
quốc gia không theo cách thức tấn công quân sự truyền thống mà bằng cách di
dân. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 2,5 triệu người Hoa đến
Đông Nam Á làm ăn sinh sống trong vòng 30 năm qua. Khoảng 1 triệu người Trung
Quốc cũng đã di dân đến Myanmar trong giai đoạn 1995-2005, theo báo cáo của
nhà nghiên cứu độc lập Sudha Ramachandran (Ấn Độ) và khoảng 300.000 người
Trung Quốc đang sinh sống rải rác khắp nơi ở Campuchia. Đây hầu hết là lao
động Trung Quốc tìm cách ở lại khu vực bản địa sau khi hết hợp đồng với các
dự án. Họ thậm chí hình thành nên các khu "phố Tàu" như ở
Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã
thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành
khu vực của riêng người Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò
Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử
dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay
cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc
sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị
trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website
nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29-3-2010).
Nói đến sự hiện diện của người Trung Quốc
ở các khu Hoa kiều và nhiều khu vực có dự án đầu tư ở Việt Nam, Đại tá Quách
Hải Lượng nói: “Nếu chấm trên bản đồ Việt Nam những khu vực có người Trung
Quốc sinh sống, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ da báo”.
Tiền và quyền lực
Trả lời tờ Global Post, Mỹ, chuyên gia
cao cấp Andrew Billo thuộc Hội châu Á phụ trách khu vực Đông Nam Á nhận định
Trung Quốc là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng ở biển Đông và điều này có
thể gói gọn trong hai từ: tiền và quyền lực.
Theo ông, do gánh trên vai một dân số
quá đông và một nền kinh tế phát triển quá nóng, Trung Quốc đến một thời điểm
nhất định sẽ thiếu hụt nguồn năng lượng để phục vụ nhu cầu của mình. Biển
Đông là một vùng có tiềm năng về nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt). Hiện
nay, Trung Quốc đã bộc lộ rõ mưu đồ của mình khi tự cho phép mình tìm kiếm,
thăm dò các mỏ dầu ngay trên những khu vực thuộc chủ quyền của các nước khác
trong khu vực. Tiêu biểu là việc đưa vào sử dụng giàn khoan khổng lồ Dầu khí
hải dương 981 trên biển Đông vào tháng 5-2012.
Đồng thời, Trung Quốc lại ngăn cản các nước khác tiến hành thăm dò ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình vì sợ bị “hớt tay trên”. Đó là chưa kể những nguồn lợi về thủy sản, du lịch. Bắc Kinh thể hiện chủ quyền bằng cách dựa trên vài chứng cớ mơ hồ qua một vài tấm bản đồ không rõ nguồn gốc và những mảnh gốm “có xuất xứ từ Trung Quốc” mà họ nói là “nhặt” được trên các đảo có tranh chấp chủ quyền.
Trung Quốc cũng đang tìm cách độc chiếm
ảnh hưởng ở khu vực này. Chiến lược “hướng về châu Á” của Mỹ đang khiến Bắc
Kinh lo ngại.
Dự báo căng thẳng hiện nay có leo thang
đến đỉnh điểm hay không, ông Andrew Billo cho rằng ổn định và phát triển là
điều bất cứ quốc gia nào cũng muốn, vì thế gây xung đột thì không bên nào có
lợi. Căng thẳng tại biển Đông sẽ dịu bớt khi Mỹ và Trung Quốc có dàn lãnh đạo
mới vào cuối năm nay. Trong khoảng 10 năm tới, biển Đông sẽ vẫn yên bình.
Nhưng sau thời gian đó, khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc lên mức đỉnh điểm
thì không biết điều gì sẽ xảy ra. “Chìa khóa” để tháo gỡ giảm nhiệt căng
thẳng leo thang, theo ông, vẫn nằm trong tay ASEAN. ASEAN và Trung Quốc cần
thu hẹp các bất đồng để đi đến xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên
biển Đông (COC) làm khung pháp lý giải quyết các tranh chấp.
(Theo Báo Tuổi trẻ) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét