11:09
Biển Đông:
Trong
họa có phúc
Những hành động
của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của
Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng
nâng cao cảnh giác!
Chỉ vài giờ sau khi ASEAN kêu gọi sự kiềm
chế và giải pháp hoà bình cho tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc ngay lập tức
đã tái khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp. Bắc Kinh tiếp
tục di chuyển tàu tới bãi Chữ Thập và đưa các tàu đổ bộ đến Trường Sa. Nhưng
trên nền các động thái tưởng như cũ này đã bừng phát lên một niềm hy vọng
mới, hy vọng của tỉnh thức và thôi thúc phải hành động...
Ngày 22/7, báo chí và các phương tiện
truyền thông đại chúng ở Trung Quốc đã loan tin, “cử tri” thuộc ba quần đảo
mà Trung Quốc gọi là thành phố Tam Sa đã đi bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân?!
Trên thực tế, đấy là các khu vực nằm ngay trên các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam. Trước đây một tháng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa và
thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định của Trung Quốc lập thành
phố Tam Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
Từ ảo thành thực
Những động thái này xảy ra chỉ một ngày sau khi người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/7 nói rằng "Bắc Kinh sẵn sàng hợp
tác với ASEAN để thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên DOC",
cũng như "cùng ASEAN tham vấn để hoàn chỉnh Bộ Qui tắc ứng xử của các
nước trên Biển Đông COC". Là nước đã ký kết Công ước LHQ về Luật Biển
(UNCLOS), vậy mà Trung Quốc vẫn liên tục khẳng định UNCLOS "không phải
là một hiệp ước quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các
quốc gia, cũng không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giải
quyết các tranh chấp".
Dư luận mấy tuần qua tiếp tục quan tâm tới động thái của
Trung Quốc: mời thầu tại 9 lô dầu khí nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200
hải lý của Việt
Trước vụ cắt cáp tàu Bình Minh năm ngoái, Trung Quốc chỉ gây hấn
lẻ tẻ đối với các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp. Từ vụ tàu
Bình Minh cũng như vụ mời thầu lần này, Trung Quốc đã tiến một bước dài, nhằm
phủ đầu bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến các lô dầu trên thềm lục địa Việt
Nam.
Từ ảo thành thực, Trung Quốc muốn thế giới quen dần với
"đường lưỡi bò" mà đến ngay biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương,
người nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, đã nhiều
lần phản đối và yêu cầu xoá bỏ cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc
Kinh vừa dựng lên. Trong một bài viết, ông Chu Phương nhấn mạnh: "Từ nhỏ
chúng ta đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên
giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào bản đồ Trung Quốc.
Ngày nay chúng ta biết sự thực không phải như vậy! Đường biên giới quốc gia
ấy không những các nước láng giềng và quốc tế không công nhận, mà ngay các học
giả Trung Quốc cũng không lý giải nổi".
Bất chấp những sự thật hiển nhiên như thế, những người có
trách nhiệm ở Bắc Kinh vẫn "chống lưng" cho những luận điệu sô-vanh
nước lớn, bất chấp cả lẽ phải và luật pháp quốc tế mà Trung Quốc từng đặt bút
ký, có văn bản còn chưa ráo mực. Những bài viết mới đây nhất trên "Hoàn
cầu Thời báo" thi nhau vu cáo Việt Nam, biến nạn nhân là các ngư dân
hiền lành làm ăn trên ngư trường truyền thống bao đời nay thành tội đồ. Những
bài viết ấy xúc phạm nghiêm trọng đến tình hữu nghị Việt - Hoa, đến mức một
tờ báo đã phải lên tiếng, viết thế thì làm gì còn hình ảnh của một Trung Quốc
trỗi dậy "trong hòa bình" (!)
Sôi động trên chính
trường khu vực
Cuối tuần qua,
Tất nhiên, đây chưa phải là một sự thay đổi chính sách của
nước chủ nhà. Đây chỉ là sự thay đổi về chiến thuật, còn về chiến lược, do
người khác "cầm cái", làm sao thay đổi được!
Một
ASEAN từng chia rẽ...
Việc ASEAN "đạt lập trường chung về Biển Đông" có những ý nghĩa nhất định. Thứ nhất, cả toàn khối thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Hãy nhớ lại hình ảnh mà báo chí quốc tế mô tả sau tuần ASEAN ở
Thứ hai, nếu toàn khối bị tê liệt do một chủ tịch luân phiên
gây ra, thì một số nguyên tắc căn bản của ASEAN có thể bị/hoặc sẽ được thay
đổi. Nghĩa là các ngoại trưởng có thể ra một Thông cáo chung khi chủ tịch luân
phiên hành động một cách thiếu trách nhiệm. Điều này chẳng có chủ tịch nào
muốn.
Thứ ba, "đạo diễn lớn" sau cánh gà điều chỉnh
lại kịch bản, vì sau khi "chạy" một số "đoạn", cả đạo
diễn lẫn nhân vật chính sợ sẽ bị "cháy" kịch bản nếu cứ đẩy ASEAN
đến bờ vực của tan rã.
Và Việt
Ý dân là quyết định...
Trước tình thế mới đầy hiểm nguy như thế,
trong lần gặp gỡ cử tri Hà Nội mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ
rõ mối tương quan giữa việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với bảo vệ chế độ và
giữ gìn môi trường hòa bình. Tổng bí thư khẳng định một tấc đất cũng phải giữ!
Trả lời cử tri Sài Gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu
rõ, lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo Chủ tịch nước, việc này không chỉ bằng nhận
thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập cho được chủ quyền biển đảo!
Trả lời chất vấn trước Quốc hội trước đó, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã bày tỏ quyết tâm bảo vệ biển đảo. Thủ tướng cũng hoan nghênh mọi
biểu hiện yêu nước của người dân, đặc biệt là những tình cảm thiêng liêng đối
với việc bảo vệ biển đảo.
Có nhiều cách để giải quyết các cuộc gây hấn trên Biển
Đông. Về chính trị, Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận những nguyên tắc cơ
bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt
Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang
tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc
thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
(Theo TuanVnn) Hoàng
Thắng - Khắc Mai
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét