11:21
"Nếu Trung
Quốc không công nhận bản đồ 1904 sẽ là phản tổ tiên"
Theo
TS Mai Ngọc Hồng, "Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" là cơ
sở pháp lý không thể chối cãi. Nếu Trung Quốc không chấp nhận bản đồ này tức
phản lại tổ tiên họ.
Bản đồ Trung Quốc 1904
- Ông có thể kể lại việc sưu tàm và lưu giữ cuốn
bản đồ của Trung Quốc năm 1904?
- Hôm đó, ông cụ chuyên mua bán sách cũ cho Viện Hán Nôm
tên là Nguyễn Văn Công (ở Phú Xuyên) đem cuốn bản đồ đến cho tôi và
bảo cụ đi cả môt tuần chỉ có mỗi cái này, giá 70-80 đồng. Nhưng ngặt nỗi,
Viện Hán Nôm chỉ sưu tầm sách cổ thôi chứ không sưu tầm bản đồ mà giá tiền
lại cao, có thể mua được cả gánh sách. Nghĩ đến cụ còn đi lại bán sách cho
mình nhiều, n nhất là cái nhân tình, công cụ phơi sương phơi gió khắp trần
gian cả tuần nên tôi rút tiền túi biếu cụ cả 100 đồng. Tiền lương tháng của
tôi lúc đó có 70 đồng, số tiền mua sách gần bằng tháng rưỡi lương của tôi nên
sau khi mua, tôi lén mang về nhà, giấu biệt đi, trước tiên là giấu vợ. Do đó,
từ lúc nhận từ tay ông cụ bán sách, tấm bản đồ này nằm im lìm hơn 30 năm
trong cái hòm chuyên để đựng sách cổ và những tài liệu tôi ít dùng dựng ở góc
nhà.
- Con đường nào đưa tấm bản đồ Trung Quốc 1904 sang Việt
- Cái này tôi cũng không thể đoán được. Tuy nhiên, ngày
xưa, việc làm và in ấn bản đồ chỉ để cho triều đình biết thôi chứ không công
bố rộng rãi hay làm công cụ dạy học như bây giờ. Nó thường được cất kín trong
cung cấm hoặc lưu hành nội bộ trong phạm vi quan triều. Do đó, tôi cho rằng
người đưa được tấm bảm đồ này về Việt
Còn tấm bản đồ đến tay tôi là một cái duyên. Ông bạn
tôi ở dưới quê biết tin tôi có tấm bản đồ cổ quý này thì gọi điện
lên bảo: “hồn thiêng sông núi nó đẩy vào tay cậu”.
- Ngoài những chú thích cho thấy cực
- Tấm bản đồ có tên chữ Hán là: Hoàng Triều trực
tỉnh địa dư toàn đồ, dịch nghĩa là: địa dư toàn đồ tới các tỉnh của
triều nhà Thanh.
Phần chữ Hán phía trên bản đồ là một bài thuật về sử dụng
bản đồ và đội ngũ giáo sĩ, trí thức làm bản đồ. Theo lời thuật, tấm bản đồ
này được làm trong gần 200 năm. Bắt đầu từ năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708), đời
vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiểu, Tư Đỗ
Đức mỹ chế tác Vạn lý thành đồ. Sau hơn 1 năm (1710) công trình này hoàn
thành, vua vui mừng lại xuống chiếu cho giáo sĩ Phan Như Lôi hiểu, Tư Đỗ Đức
mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành đưa Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành bản đồ của hai
tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông. Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711) vua tiếp tục sai
các giáo sĩ đi khắp 13 tỉnh đo lường đấy đai, tạo bản đồ Mạch đại. Những năm
sau đó, đội ngũ giáo sĩ tiếp tục tục biên tục bổ và đến năm Quang Tự nhà
Thanh Giáp Thìn (1904), tấm “địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều nhà
Thanh”, hoàn chỉnh.
- Lúc bỏ tiền khá lớn (gần 1,5 tháng lương - PV) để mua
cuốn bản đồ đó, ông có nghĩ nó giá trị và ý nghĩa với người dân Việt
- Không, lúc đó tôi mua chỉ đơn
giản là nghĩ đến cái nhân tình với ông cụ bán sách thôi nên ngay từ khi mua
tôi cất ngay vào tủ và không bao giờ nhấc ra. Chỉ đến đầu tháng 5 vừa rồi, qua
báo đài nói nhiều đến vấn đề tranh chấp biển Đông nên tôi mới lôi ra đọc, mà
chỉ dám đọc trộm vợ con thôi. Số tiền mua cuốn sách bây giờ thì chả là gì nữa
nhưng một người biết có thể nhiều người sẽ biết, sẽ gây mất an toàn với việc
lưu giữ tấm bản đồ và tính mạng những người trong gia đình.
- Khi trao tặng tấm bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử, ông có
mong muốn gì?
- Tôi không cần chế độ đãi ngộ gì cả. Với tôi, tổ quốc là
trên hết. Tôi quyết định trao tấm bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử là để bảo lưu
được tốt hơn vì sau khi thông tin đã lên báo, đài mà vẫn giữ trong nhà thì
không an toàn.
Tôi chỉ có mong muốn công bố tấm bản đồ rộng rãi trên tất
cả mặt báo, (báo viết, báo điện tử), các kênh truyền hình một cách rõ ràng
cho toàn dân Việt Nam, Trung Quốc, giới khoa học hai nước và toàn thế giới
biết.
Chúng ta phải truyền thông thật nhanh để bản gốc đó không
phải là độc bản nữa. Tôi đã đề nghị giám đốc Bảo tàng lịch sử sao thật nhiều
bản, đặt ở các bảo tàng khác, các thư viện lớn như thư viện Quốc gia để mọi
người đến các nơi đó đều có thể biết. Khi đó, Trung Quốc không thèm đòi lại,
trấn lột nữa vì khi cả thế giới đều biết sự thật thì họ không thể cãi lại
được nữa.
- Vậy theo ông, bằng cách nào để người dân trên cả nước
cũng nhu khắp thế giới đặc biệt là người dân và giới tri thức Trung Quốc biết
tấm bản đồ đó và tác động đến dư luận Trung Quốc thế nào để họ nhận thức được
sự thật không thể chối cãi về địa phận của đất nước họ?
- Tôi cho rằng có rất nhiều cách nhưng nhanh và hiệu quả
nhất là truyền thông. Mạng internet bây giờ rất phổ biến nên ta có thể đăng
bản đồ cùng các tin bài liên quan lên các báo điện tử, các trang mạng xã hội.
Tuy nhiên, vẫn chú trọng đến báo in. Ngoài ra, ta có thể đưa ra trong các
cuộc hội thảo của giới tri thức.
Mà con đường để tấm bản đồ tiếp cận với người dân Trung
Quốc, tác động đến dư luận Trung Quốc nhanh nhất là chúng ta tác động đến thế
giới trước sau đó mới quay về tác động trực tiếp đến Trung Quốc. Một khi cả
thế giới đều biết, đều thừa nhận sự thật thì Trung Quốc không thể không biết
và phủ nhận được. Hơn nữa, dân số Trung Quốc rất đông, người Trung Quốc có
mặt trên khắp thế giới. Hãy để họ tự đưa về và truyền bá cho người dân trong
nước.
- Với những nghiên cứu khoa học và tin tức thời sự, ông có
thể đưa ra những phán đoán của cá nhân về diễn biến biển Đông trong thời gian
tới?
- Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” hoàn
toàn đủ cơ sở pháp lý để chúng ta kiện Trung Quốc nếu xâm phạm đến Trường Sa
– Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt
Xin cảm ơn ông! |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét