14:11
Bức tranh nông thôn:
Đất lúa mất
dần, tệ nạn mọc lên
TP - Không cần đi làm, chỉ ngồi nhà
bài bạc, thành phố ra xe máy xịn hạng gì, dân Hòa Liên có hết. Những đồng
tiền đền bù dự án nhanh chóng trôi vèo. Nhiều thanh niên ở đây được đào tạo
nghề miễn phí song vẫn thất nghiệp.
Câu chuyện thoát
nghèo cho xã Anh hùng Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), nơi có nhiều dự
án khủng vẫn quanh quẩn làm thế nào cho bài toán thất nghiệp ?
Xã 24 dự án
Con đường liên xã rải nhựa từ QL1A lên Hòa Liên mấy năm trước mát
rượi, bời bời xanh ngắt lúa non giờ đỏ quạch, xung quanh từng đống đất cao
ngất của dự án Golden Hills. Những ngôi làng dần nhỏ lại, nhường đất cho dự
án khu đô thị mọc lên.
Còn nhớ câu chuyện không vui hồi tháng 8 năm ngoái, khi người của
Cty Trung Nam xô xát với dân trong xã, chỉ vì dân phản ứng việc dự án gây ô
nhiễm môi trường, khiến đích thân Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh phải về nói
chuyện giảng hòa khúc mắc.
Thôn Trung Sơn, nơi có gần 12ha rừng được giữ lại theo hương ước
của làng, giờ cũng đã bị dự án liếm hơn một nửa. Sắp tới, nhiều nhà phải di
dời hẳn.
Cụ Nguyễn Thị Toi (80 tuổi, tổ 4 Trung Sơn), nói: Sắp đi nơi ở
mới rồi, khả năng lên Hòa Liên 3. Nhà này đã nhận tiền đề bù hơn trăm triệu
rồi, dự án chưa đụng tới nên nán lại mấy bữa. Chồng cụ Toi mất đã lâu, giờ
chỉ còn anh con trai Hà Văn Trường, 40 tuổi vẫn chưa vợ.
Anh Trường đi làm phu hồ, bữa đực bữa cái cũng được hơn trăm rưỡi
ngàn một ngày. “Vẫn nhớ lúa chú ạ. Ngày xưa, 2 sào ruộng trước mặt, làm chăm
chỉ cũng dư ăn”.
Theo tính toán của anh Trường, dự án tái định cư hoàn thành, mỗi
lô cho dân Trung Sơn được ấn định 70 triệu. Riêng tiền đề bù nhà anh 100
triệu, 2 sào ruộng được gần 80 triệu nữa, tất cả đang nằm gọn trong ngân
hàng, sang năm đủ để cất một mái nhà.
Vậy là quá tốt rồi. Cụ bà Ngô Thị Cúc, một thân một mình, giờ có
70 triệu trong ngân hàng, đến tháng rút tiền lãi tiêu.
Thế nhưng, ở Hòa Liên, chẳng mấy ai ăn chắc được như mấy cụ bà
này. Đầu làng Trung Sơn, nơi mấy quán tạp hóa dựng tạm, mới sáng sớm, mấy
chục thanh niên đã tụ tập. Bia bật tanh tách, thuốc đốt phì phèo. Chừng 4 hội
bài rả đôm đốp. Tiếng nói cười râm ran cả xóm như có hội.
Anh Trường lắc đầu ngao ngán: “Chúng nó thất nghiệp, giờ đổ đốn
ra cả. Việc không phải không có nhưng chẳng đứa nào làm. Có mấy đồng dự án
đền bù, hết mua xe lại đánh bài”.
Anh kể vanh vách hàng chục thanh niên sắm xe xịn thời gian vừa
rồi: Thằng M. mua Air Blade, thằng T. mua Nouvo, L. mua Jupiter, con bé M.
mua xe tay ga S.H... Toàn xe nhiều tiền cả. Biết vì sao không ?
Chúng nó đua nhau làm khó, hờn dỗi cha mẹ, bảo bao năm nay cực
nhọc cắm mặt vào ruộng, giờ người ta mua ruộng giá cao, làm đường sá, tội gì
không mua con xe mà đi. Thế là mỗi đứa lấy một sào (dự án đền bù 1 sào 35
triệu, chính quyền hỗ trợ thêm 3 triệu).
Thấy tôi chụp ảnh, một thanh niên ngước lên, nhe răng cười: Gì
vậy ông anh, tụi này đánh bài ghi điểm uống bia. Giữa bàn, từng tờ 10 ngàn,
20 ngàn xếp ngay ngắn.
Anh N. – chủ quán, cười: Mấy đứa nó chờ việc, giải khuây thôi. Cờ
bạc gì đâu. Anh Trường nói: Ở đây có 3 điểm thanh niên tụ tập đông nhất,
ngoài điểm này còn có 2 quán nước ở cuối làng. Lúc nào cũng vui như hội. Cụ
Hà Thị Thượng, thở dài: “Nhàn cư vi bất thiện, cha ông nói cấm có sai”.
Theo thống kê, ngoài Golden Hills, xã Hòa Liên còn có tới 23 dự
án khác đã và đang triển khai. Từ 2 năm nay, đầu làng cuối xóm đâu đâu cũng
râm ran chuyện đền bù giải tỏa tái định cư.
Dự án về, dân ôm cục tiền đền bù, loay hoay không biết để đâu.
Anh Trương Văn Nhân (thôn Quan
Học nghề xong… vứt xó
Hỏi về việc làm
cho thanh niên vùng giải tỏa, Chủ tịch xã Nguyễn Thu, tâm tư: Đây là vấn đề
trăn trở hơn 1 năm nay của chính quyền. Cũng gỡ rối nhiều lắm rồi nhưng không
ăn thua.
Theo ông Thu, xã Hòa Liên có diện tích 32 ngàn ha thì có tới 35%
trong số này phải quy hoạch làm dự án. Riêng đất trồng lúa chiếm 210ha, ảnh
hưởng tới 3.425 hộ dân. “Dân Hòa Liên 85% sống nhờ cây lúa, nay không còn đất
sản xuất, dân chưa biết dựa vào cái gì”.
Hàng trăm người trong độ tuổi lao động bỗng chốc ăn rồi ngồi
không, riêng thanh niên ước khoảng 300 người. Toàn sức trai tráng nhưng không
nghề nghiệp. Trong nhà có sẵn tiền đền bù thì bắt đầu tập tành ăn chơi.
“Từ đầu năm đến nay đã phải đưa 6 chú lên trại 05–06 cai nghiện.
Chuyện chưa bao giờ xảy ra ở Hòa Liên. Riêng cờ bạc, đề đóm không làm sao đếm
xuể. Tệ nạn từ dưới phố lên thôi. Thấy trai làng có tiền, chúng nó lên rủ rê
chèo kéo” – ông Thu cay đắng.
Nhiều dự án đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm hoành tráng, sao ra
nông nỗi này ? Ông Thu thẳng thắn: Không hiệu quả. Mấy cái đào tạo nghề chưa
sâu sát với nguyện vọng thanh niên. Đào tạo nghề miễn phí, còn cho tiền ăn,
nghỉ hẳn hoi, ấy thế mà học xong, cầm chứng chỉ về làng bỏ xó bếp, ra xóm
ngồi đánh bài.
Phát biểu tại kỳ họp HĐND thành phố mới đây, ông Nguyễn Bá Thanh
nói nhiều về việc làm cho dân vùng giải tỏa, yêu cầu chấn chỉnh những phiên
chợ việc làm để đi vào thực chất.
Không thể tổ chức lộn xộn như hiện nay, mà phải làm chuyên
nghiệp, đều đặn mỗi tháng 1 lần ngay ở Trung tâm triển lãm thành phố.
“Bây giờ chỉ có mô hình nông thôn mới mới cứu thanh niên khỏi
tình trạng thất nghiệp, giúp Hòa Liên thoát nghèo” - ông Nguyễn Thu - Chủ
tịch xã Hòa Liên, nói.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét