Khách
du lịch Sầm Sơn: “Cảnh giác cao độ nhưng vẫn bị chém tơi tả"
(GDVN)
-“Hy vọng một ngày không xa hình ảnh khu nghỉ mát tắm biển Sầm Sơn sẽ
không phải gọi với cái tên là khu du lịch "chặt chém" nhất cả
nước”.
Đó là ý kiến phản hồi của độc
giả tên Hưng ở địa chỉ email hung_buaf@... Có lẽ chưa khi nào cái tên
Sầm Sơn lại được nhắc đến nhiều như lúc này. Ngay sau khi báo điện tử Giáo
dục Việt Nam đăng tải các ý kiến xung quanh câu chuyện "chặt chém"
dịch vụ cũng như cung cách phục vụ thiếu tôn trọng khách du lịch tại bãi biển
Sầm Sơn, Thanh Hóa, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau.
Đã có rất nhiều độc giả gửi đến
tòa soạn những ý kiến, suy nghĩ của mình về thực trạng này. Phần lớn bạn đọc
đều không mấy thiện cảm với khu du lịch nổi tiếng mà giờ đây đã không còn
được yêu thích như xưa.
Sầm Sơn – khu du lịch chặt chém
"có một không hai"
Sau khi loạt bài về tình trạng chặt
chém ở khu du lịch Sầm Sơn được đăng tải, tòa soạn tiếp tục nhận được rất
nhiều ý kiến phản hồi của độc giả trong đó phần lớn là những chia sẻ về
chuyến đi “giá trị” để đời.
Độc giả tên Hằng ở địa chỉ email hangnguyen@... cho biết: “Năm ngoái khi đi
Sầm Sơn mình cũng bị như thế. Mình nhớ như in 1 người đàn ông và 2 người đàn
bà dùng những lời kinh khủng, chửi bới và mình đành trả tiền cho xong. Chỉ vì
mình cũng ngồi lên ngựa và để bạn bè chụp ảnh. Đau khổ cho văn hóa của một bộ
phận người làm du lịch ở Sầm Sơn. Thực sự mình không muốn quay lại đây lần
thứ 2”.
|
Việc chính quyền phải giải quyết những vụ chặt chém khách tại bãi biển Sầm Sơn là "chuyện thường ngày ở huyện" (Ảnh cắt từ clip)
|
Không giấu nổi bức xúc độc giả Hoàng
Phong ở địa chỉ email chia sẻ: “Tôi kể lại câu chuyện của đoàn chúng tôi bị
như thế này mong các bạn đọc nếu có đi du lịch Sầm Sơn nên cảnh giác. Đoàn
chúng tôi đi 6 người vào quán ven biển ăn uống buổi tối, chúng tôi đã nghe
chuyện chặt chém ở đây nên khi vào ăn cái gì chúng tôi cũng cảnh giác cao độ
bằng việc hỏi giá trước nhưng vẫn bị mắc lừa, bị chém tơi tả.
Chúng tôi gọi tôm, hai bên thống nhất giá 320 ngàn/1kg, chúng tôi ăn 1,5kg sau
khi ăn xong thấy tính tiền 420ngàn/kg chúng tôi hỏi sao lại tính thế này
giá ban đầu thống nhất là 320ngàn/1kg, được chủ quán trả lời là giá đó chưa
tính tiền công và tiền chỗ ngồi”.
Tiện đây còn có một số độc giả so sánh
nơi đây với nhiều khu du lịch khác trên cả nước. Độc giả Trần Quảng ở địa chỉ
email seagul20032003@... so sánh: “Chỉ mất một đoạn đường đến các bãi biển
như Cửa Lò - Nghệ An, Thiên Cầm – Hà Tĩnh nhưng tại sao những người dân làm
du lịch ở đó không hành xử như vậy? Đó cũng là một trong những lý do tại sao
nhiều người không có cảm tình với người làm du lịch ở Sầm Sơn”.
Độc giả Bình An với địa chỉ email
nguyenthaontv@... cũng tỏ nỗi bức xúc: “Tôi ở Nghệ An, với biển Cửa Lò, cũng
là nơi du lịch như Sầm Sơn, chứng kiến video clip trên thấy ghê quá, tôi chưa
đi Sầm Sơn nhưng qua các bài viết và nội dung đoạn video trên thì tôi chắc
chắn rằng sẽ KHÔNG BAO GIỜ ĐẾN ĐÂY!Ở Cửa Lò không có những kiểu làm khách bức
xúc như vậy”…
“Nơi mong đến, chốn mong
về” không còn mang tên Sầm Sơn
Chính cung cách phục vụ khách, chặt
chém vô tội vạ của một bộ phận người làm du lịch tại bãi biển Sầm Sơn đã để
lại trong lòng người du lịch những ấn tượng xấu.
Thậm chí là nỗi ám ảnh không thể nào quên. Độc giả tên Hưng ở địa chỉ email
hung_buaf@... cho hay: “Ngày bé tôi có từng mơ nước cứ đến hè được đi nghỉ
mát nhất là đi tắm biển ở Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Vậy mà vài năm ở lại đây hình ảnh ở khu du lịch Sầm Sơn nó ám ảnh tôi và là
nỗi kinh hoàng đối với tôi, một nơi mà du khách bị chặt chém, chém cho tơi tả
cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tôi nghĩ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sớm vào cuộc để dẹp cái vấn nạn chặt
chén tiền của khách du lịch và quan trọng hơn làm trong sạch khu du lịch ở
đây, lấy lại hình ảnh đẹp vốn có từ trước. Hy vọng 1 ngày không xa hình ảnh
khu nghỉ mát tắm biển Sầm Sơn sẽ không phải gọi với cái tên là khu du lịch
"chặt chém" nhất cả nước”.
“Tôi nhớ hồi tôi tốt nghiệp cấp III năm 1993 các bạn bè tôi đã rủ tôi đi du
lịch biển Sầm Sơn nhưng do có việc bận nên tôi không đi được thật sự tiếc
quá. Chúng bạn tôi về kể về Sầm Sơn chặt chém rồi nếu chẳng may mông mà chạm
vào ghế thôi cũng bị đòi tiền.
Nếu bạn mặc cả không cẩn thận cũng 'chết'. Nếu không đưa sẽ phiền hà to, có
khi còn bị đánh... Nên dạo đấy tôi nghĩ mình cũng là một người may mắn. Rồi
tôi học đại học và đi làm. Trong những kỳ nghỉ mát ở cơ quan chúng tôi cũng
rất hay đi biển đặc biệt là Cửa Lò, Đà Nẵng và Huế còn nói đến Sầm Sơn thì ai
ai cũng lắc đầu.
Phải chăng mọi người sợ như vậy là do thương hiệu Sầm sơn xuống cấp nghiêm
trọng mà chính quyền sở tại không biết hay là biết rồi làm ngơ? Mong chính
quyền tỉnh Thanh Hóa nên học các tỉnh bạn như Đà Nẵng, Huế, Nghệ An để làm
sao biến Sầm Sơn thành "Nơi mong đên, chốn mong về "... Câu chuyện
của độc giả Đinh Công Minh ở địa chỉ email DiSaHaMi129@... chia sẻ. Và còn có
biết bao câu chuyện tương tự khác nữa.
Không chỉ có
Sầm Sơn mà tại nhiều khu du lịch khác tình trạng chặt chém khách vẫn ngang
nhiên diễn ra. Điều này đặt ra cho Bộ Văn hóa và Du lịch những phương án hiệu
quả để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Đây cũng là mong muốn của độc giả Nguyễn Ngọc Cường ở địa chỉ email
cuong06031960@...: “Sau khi xem clip về sự việc đi du lịch Sầm Sơn, phải nói
ngay rằng sự việc trên đã và đang xảy ra ở rất nhiều khu du lịch, lễ hội của
đất nước ta, một hình ảnh và văn hoá ứng xử kinh doanh của chúng ta không
chuyên nghiệp, thiếu tính đồng bộ, hướng dẫn mà mang nặng tính cục bộ địa
phương, bản quán, thời vụ, không hướng tới tính cộng đồng lớn, mà chỉ vì tính
lợi ích nhỏ, điều này thực nguy hại.
Hỏi cứ như thế này chúng ta có nhanh chóng trở thành nước công nhgiệp hoá
được hay không? Trong đó du lịch cũng là một ngành mang lại lợi nhuận cao cho
đất nước. Nên chăng, Bộ VHDL&DL cần phải có những quyết sách chiến lược
dể phát triển du lịch theo tính thống nhất, đồng bộ, kiên quyết thiết thực
hiệu quả rõ ràng và minh bạch”.
Hương Trà (tổng hợp)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét