Dân
phải gánh lỗ cho EVN
Trong cuộc họp báo
chiều 20-7 tại Hà Nội, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện
lực Việt Nam
(EVN), cho rằng người tiêu dùng phải gánh những khoản lỗ lên tới hàng chục
ngàn tỉ đồng do chênh lệch tỉ giá là điều tất yếu
* Báo
Người Lao Động: Thưa ông, vì sao EVN
lại không gộp nhiều khoản tiền lãi vào hạch toán giảm giá điện như Kiểm toán
Nhà nước nhận định?
- Ông Đinh Quang Tri: Trong doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất
kinh doanh chính là điện thì sản xuất kinh doanh điện được hạch toán riêng cả
doanh thu và chi phí. Doanh thu từ cột điện phải hạch toán riêng vào sản xuất
kinh doanh khác, điều hoàn toàn đúng theo quy định. Theo quy định, doanh
nghiệp điện có thể sử dụng tài sản để kinh doanh những lĩnh vực mà pháp luật
không cấm để tăng tài sản cho mình.
Ở một số nơi kinh doanh điện lỗ thì
cũng phải hạch toán cái này vào doanh thu và đã góp phần bù lỗ. Đối với khoản
thu được từ các hoạt động liên doanh liên kết tài chính thì theo quy định
hiện hành, các khoản tiền này phải hạch toán vào doanh thu của doanh nghiệp.
Lỗ năm 2010-2011 của EVN thực tế hơn 11.000 tỉ đồng nhưng nhờ kinh doanh tài
chính có lãi nên số lỗ giảm xuống còn hơn 8.000 tỉ đồng. Khoản tiền thu được
ấy vẫn giúp giảm được lỗ của EVN thay vì hạch toán giảm giá thành điện luôn.
* Báo Tiền
Phong: Tại sao EVN lại được phép hạch toán những khoản lỗ rất lớn do chênh
lệch giá vào cơ cấu điện để người dân, doanh nghiệp phải gánh chịu?
- Trong quyết định của Thủ tướng Chính
phủ cho phép các khoản lỗ do sản xuất kinh doanh điện của năm 2010-2011 do
hạn hán phải mua giá điện cao, chênh lệch tỉ giá,… phải hạch toán dần vào
trong giá điện. Chúng tôi đã nghiên cứu để trình bộ, ngành liên quan, theo
hướng chênh lệch tỉ giá là yếu tố khách quan. Doanh nghiệp khác không được bù
chênh lệch tỉ giá mà EVN lại được bù thì có công bằng hay không? Mới nghe thì
có vẻ không công bằng bởi PetroVietnam, Vinaconex, Lilama... có được bù đâu.
Nhìn nhận đó là đúng nhưng cái gốc của
nó phải từ giá điện. Giá điện do Chính phủ quyết. Chính phủ bảo lúc này khó
khăn không được tăng giá điện thì chúng tôi không thể tăng giá điện. Trong
các cuộc họp gần đây, Thủ tướng đã kết luận lỗi do chính sách nên Chính phủ
phải xử lý. Hầu hết các khoản vay của EVN đến giờ có số dư lên tới 7,4 tỉ USD
đều được Chính phủ vay và cho EVN vay lại hoặc bảo lãnh.
Chênh lệch tỉ giá đó nếu không có nguồn
bù thì Chính phủ phải bỏ tiền ra bù mà Chính phủ thì lấy đâu ra tiền. Thủ
tướng yêu cầu khoản lỗ chênh lệch tỉ giá 26.000 tỉ đồng này EVN phân bổ dần
trong giai đoạn 2012-2015, bình quân mỗi năm khoảng 6.600 tỉ đồng. Đợt tăng
giá điện hôm 1-7 vừa rồi cũng xuất phát từ khoản lỗ treo 26.000 tỉ đồng này.
Ngoài ra, khoản
lỗ do mua điện với giá cao, bán với giá thấp năm 2010 là hơn 11.000 tỉ đồng, chúng
tôi sẽ khấu trừ dần vào những khoản lợi nhuận của EVN.
* Báo Gia
đình và Xã hội: Như thế từ nay tới
cuối năm, liệu còn đợt tăng giá điện nào nữa và mức tăng dự kiến là bao nhiêu?
- Theo quy định
hiện hành, 3 tháng một lần EVN có nhiệm vụ soát xét lại những yếu tố đầu vào,
những khoản lỗ còn treo mà Chính phủ cho phép phân bổ dần vào giá điện. Nếu
chỉ tăng 5%, sẽ phải xin Bộ Công Thương và Bộ Tài chính công bố, nếu hai bộ
không đồng ý thì phải lùi. Từ đầu năm tới ngày 1-7, EVN có điều chỉnh lần nào
đâu. Đến ngày 29-6, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 17 quy định về giá bán điện
và hướng dẫn thực hiện nên ngày 1-7, chúng tôi mới điều chỉnh giá điện. Hy
vọng từ nay tới cuối năm, chênh lệch tỉ giá không phát sinh để không phải
tăng giá điện.
* Báo
Người Lao Động: Lộ trình thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành của EVN như thế nào?
- EVN hiện đầu
tư vào ngân hàng, chứng khoán và một số công ty bất động sản. Theo chỉ đạo
của Chính phủ, từ nay tới năm 2015, phải thoái vốn hết để tập trung vào ngành
nghề kinh doanh chính là điện.
Doanh thu tăng thêm
3.710 tỉ đồng
Tại buổi họp báo chiều
20-7, xung quanh việc điều chỉnh giá điện, EVN cho biết việc tăng giá điện
từ ngày 1-7 sẽ giúp doanh thu bán điện của EVN dự kiến tăng thêm 3.710 tỉ
đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm dự kiến từ ngày 1-7 đến hết
năm 2012 là 56,9 tỉ KWh (bao gồm cả sản lượng điện xuất khẩu sang
Campuchia). Khoản này sẽ được sử dụng để bù đắp cho tăng giá than và một
phần các chi phí còn treo, lỗ do chênh lệch tỉ giá của những năm trước.
|
Trong cuộc họp về tình
hình thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải yêu cầu EVN phải công bố giá thành điện. Phó Thủ tướng cũng yêu
cầu Bộ Công Thương chủ trì việc rà soát lộ trình tái cơ cấu EVN để bảo đảm
minh bạch giữa các khâu như sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh
điện, điều hành hệ thống và thị trường điện.
|
THẾ KHA - THU
HIỀN ghi
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét