Thuế bảo vệ môi trường thu nhiều để làm gì?
Cập nhật lúc 19:59
Số thu từ thuế bảo vệ môi trường tăng hơn gấp đôi, từ 13 ngàn tỷ
trong kế hoạch năm 2015 lên tới 27 ngàn tỷ đồng, nhưng chi cho bảo vệ
môi trường lại không tăng tương ứng.
Số thuế bảo vệ
môi trường trên chưa bao gồm số thu thuế bảo vệ môi trường từ các mặt hàng
nhập khẩu, được tính vào số thu của hoạt động xuất nhập khẩu.
Thu gấp đôi,
nhưng số chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lại không tương ứng. Năm 2015,
số chi cho bảo vệ môi trường là hơn 11,7 ngàn tỉ đồng, tăng 3% so với năm
2014.
Đến năm 2016,
Chính phủ đặt ra mục tiêu thu thuế bảo vệ môi trường lên đến hơn 38 ngàn tỉ
đồng, cao hơn gần 10 ngàn tỉ so với số thực hiện năm 2015.
Số thu đặt ra
cho năm 2016 cao hơn hẳn năm 2015, nhưng chi cho bảo vệ môi trường năm 2016
lại chỉ dự tính ở mức 12,2 ngàn tỉ đồng, chỉ cao hơn chút ít so với số chi
cho bảo vệ môi trường của năm 2015.
Thực tế, từ năm
2006, ngân sách cho bảo vệ môi trường đã được bố trí thành một nguồn riêng
với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần qua từng
năm.
Cụ thể, năm
2010, tổng chi sự nghiệp môi trường là 6,2 ngàn tỉ đồng, năm 2011 chi 7,6
ngàn tỉ đồng, năm 2012 tăng lên 9 ngàn tỉ. Đến năm 2014, tổng chi sự nghiệp môi
trường là gần 10 ngàn tỉ đồng và năm 2015 là hơn 11 ngàn tỉ đồng.
Tuy nhiên, báo
cáo riêng về công tác bảo vệ môi trường vừa được Chính phủ gửi Đại biểu Quốc
hội cho thấy nhiều nơi người dân vẫn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường
gấp 2 lần cho phép.
Điển hình tại
các đô thị lớn với tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai,... ô
nhiễm bụi vẫn diễn ra phổ biến. Tại các nút giao thông như: đường Phùng Hưng
- Hà Đông, Nguyễn Văn Cừ - Long Biên (Hà Nội), ngã tư An Sương, Gò Vấp
(TP.HCM), ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai), nồng độ bụi đã vượt quá quy chuẩn cho
phép 1,2-2 lần.
Ô nhiễm bụi
xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp
ở miền Bắc (KCN Thăng Long, Hà Nội), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Cái Lân
(Quảng Ninh),... là khá nghiêm trọng, nồng độ bụi trong không khí vượt quá
quy chuẩn cho phép từ 1,5-2,5 lần.
Trong tổng số
786 đô thị trên cả nước, mới chỉ có 40 đô thị có công trình xử lý nước thải
đạt tiêu chuẩn quy định, 60% đô thị còn lại chưa có công trình xử lý nước
thải. Tỉ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới chỉ đạt mức 10-11%; còn lại phần
lớn đều chưa được xử lý, thải ra ngoài môi trường.
Chính phủ cho
rằng: Vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được
một phần nhỏ so với nhu cầu. Trong khi đó lại đang thiếu những cơ chế khả thi
để huy động nguồn vốn, nhất là cơ chế thu trực tiếp bù chi để thu hút khối tư
nhân tham gia đầu tư bảo vệ môi trường.
(Theo VietNamNet)
Hà Duy
|
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét