Formosa đã nhập hóa chất độc và cực
độc
Cập nhật lúc 14:16
GS.TSKH Lê Huy Bá - chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công
nghệ và quản lý môi trường, Đại học Công nghiệp TP.HCM đã cho biết như trên.
Theo danh mục hơn 40 chất
được cho là Formosa nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay và sử
dụng trong sản xuất thì đặc điểm đầu tiên của nhóm các chất này là độc và cực
độc đối với con người, động vật, trong đó có các loài tôm cá...
Nhóm chất trong danh mục này có thể thấy là hòa tan nhanh, lan tỏa
nhanh, tác động mạnh.
Rất tiếc là những thông tin thể hiện trong danh mục là tên thương mại
của các chất không thể hiện rõ chính xác công thức hóa học, nên việc đánh giá
mối liên hệ giữa các hóa chất nguyên liệu trong danh mục và những hệ quả đối
với môi trường khi được sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp các chất thải,
nước thải phát sinh không được kiểm soát, xử lý triệt để.
Còn về tính độc trực tiếp của hầu hết các chất có trong danh mục là
khỏi phải bàn, thuộc nhóm độc và cực độc như tôi đã nói.
Muốn biết được chính xác “thủ phạm” gây chết cá vừa qua ở nhiều tỉnh
miền Trung, thậm chí là để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe con người,
phải tìm nguyên nhân từ chất thải, nước thải thực sự được thu thập một cách
khách quan, độc lập.
Mẫu chất thải, nước thải... hay kết quả thử nghiệm, phân tích do chính
các nhà sản xuất phát thải cung cấp đều không đảm bảo tính khách quan, chuẩn
xác để có thể đánh giá, tìm “thủ phạm” trong tình huống này.
Có thể tìm “thủ phạm” một cách gián tiếp là những xác cá chết do nghi
ngờ nhiễm độc, phân tích thịt, gan, mỡ, ruột... của cá để đánh giá những khả
năng gây chết cá do chất gì và từ những chất độc nào.
Từ đó truy ngược lại những nguồn hóa chất nguyên liệu được sử dụng
hoặc thất thoát ra môi trường.
Trở lại vấn đề gây cá chết diện rộng ở biển khu vực miền Trung, tôi
cho là khả năng rất cao cá chết do một nhóm chất độc tổng hợp, gây nên tác
hại gấp nhiều lần so với độc đơn chất.
Theo tôi, ở môi trường biển rộng lớn như vậy, một khối lượng hóa chất
nhất định dù cho rất độc đến mấy nhưng là những chất độc đơn tính thì phạm vi
tác động (đặc biệt là gây chết cá) rất khó có khả gây nên những tác hại ghê
gớm như vừa qua.
Tôi vẫn nghiêng nhiều về khả năng cá chết do những chất cực độc, đồng
thời với một lượng lớn và là tổng hợp của các loại chất độc khác nhau. Người
ta vẫn có câu hỏi: tại sao cá sống ở tầng sâu chết mà cá trên tầng nước mặt
thì ít hơn?
Điều này chỉ được giải thích là chất độc được phóng thích từ họng xả
thải tầng sâu, sát đáy
và với tải lượng lớn.
Riêng về danh mục các hóa chất nguyên liệu đưa vào sản xuất như chất
chống gỉ, kháng khuẩn, chống ăn mòn, tẩy rửa... thì tôi có thể đưa ra những
suy đoán có lý, có những cơ sở khoa học nhất định.
Theo đó, những chất này khi đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất
công nghiệp chúng tạo ra nhiều điện tử tự do hay cation trao đổi, cation tự
do, nhất là những hợp chất cơ kim - tức là chất hữu cơ mạch vòng gắn kết với
ion kim loại sẽ tạo nên những chất mang tính độc gấp nhiều lần so với độc
tính vốn có.
Khả năng độc lực ở đây là tích hợp của nhiều đơn tố độc.
(Theo
Tuổi trẻ) GS.TSKH
LÊ HUY BÁ - Quốc Thanh ghi
|
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét