Trung Quốc tiếp tục bịa
đặt
Cập nhật lúc 10:31
“Vì đuối lý và ngày càng bị cô lập nên Trung
Quốc đã bịa đặt ra việc đạt được sự đồng thuận với Lào, Campuchia và Brunei
về vấn đề Biển Đông. Nơi đây đang dần trở thành một “điểm nút, điểm tới hạn”
mà Mỹ và Trung Quốc đang tiệm cận rất gần. Chỉ một sai lầm nhỏ có thể kéo
theo những điều tồi tệ ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải, hàng không – điều
mà Mỹ coi là lợi ích quốc gia ở Biển Đông”, ông Phạm Nguyên Long phân tích.
Thế giới đang
đặc biệt chú ý và đồng loạt quan ngại trước các động thái của Trung Quốc ở
Biển Đông. Nhất là việc mới đây (25/4), Campuchia đã chính thức lên tiếng phủ
nhận cái gọi là “thỏa thuận 4 điểm” với Trung Quốc về việc giải quyết các
tranh chấp ở Biển Đông sau chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị hôm
22/4 tới Lào, Campuchia và Brunei.
Nhằm kiến giải
những điều bí ẩn sau những bước đi ngạo mạn của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông
thời gian qua, cũng như nhìn nhận tình hình dưới góc nhìn chiến lược tổng
thể, Phóng viên Báo
điện tử PetroTimes đã
có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Phạm Nguyên Long – nguyên Phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu Đông Nam Á, chuyên viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam.
PV: Sau chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á,
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố trước báo giới rằng, nước này đã đạt được sự
đồng thuận trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với cả Lào,
Campuchia và Brunei. Nhưng đến ngày 25/4, trả lời hãng TTXVN, Campuchia đã
lên tiếng phủ nhận điều này. Là một học giả chuyên nghiên cứu về địa chính
trị của khu vực Đông Nam Á, ông có bình luận gì?
Ông Phạm Nguyên
Long: Phải khẳng định ngay rằng, Campuchia đã hành động đúng! Bởi lẽ,
Campuchia tuy không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền trực tiếp tại Biển
Đông với Trung Quốc, nhưng nước này cũng là một thành viên trong Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Còn nhớ hồi năm 2012, khi nước này làm Chủ tịch
luân phiên của khối ASEAN vì sức ép của Trung Quốc nên đã ngăn cản cả Hiệp
hội ra một bản tuyên bố chung, khiến cho dư luận dậy sóng. Uy tín của nước
này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lần này, nếu
Campuchia không lên tiếng bác bỏ luận điệu của Trung Quốc thì một lần nữa,
kịch bản năm 2012 sẽ lại tái diễn mà ở cấp độ gay gắt hơn. Hiện nay, cộng
đồng chung ASEAN đã được thành lập. Vấn đề Biển Đông giờ đây không chỉ là
giữa các bên liên quan trực tiếp mà là vấn đề của cả khu vực và quốc tế rồi.
Mọi thành viên đều phải có trách nhiệm trong việc giải quyết các tranh chấp
thông qua các cơ chế đa phương, tích cực góp phần vào sự đoàn kết nội khối.
Hơn nữa,
Campuchia vẫn không quên bài học vụ tranh chấp chủ quyền với Thái Lan về ngôi
Đền cổ Preah Vihear hồi năm 2013. Và sau khi Tòa án Công lý quốc tế ra phán
quyết cuối cùng, Campuchia là nước thắng kiện. Điều này cho thấy, ở một thời
đại văn minh hiện nay, việc tuân thủ luật pháp quốc tế là điều cơ bản mà mọi
quốc gia đều phải tuân theo. Nếu Campuchia vẫn “nhắm mắt” mà cho qua lời
tuyên bố đầy xảo trá của Bắc Kinh về Biển Đông thì vô hình trung, nước này tự
tách mình ra khỏi ASEAN.
Trung Quốc ngày
càng đuối lý trước thời điểm, Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) tại Hà
Lan sắp ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc nên
Vương Nghị mới cứu vãn như vậy!
PV: Nhìn vào bức tranh tổng thể ở Biển
Đông, ông đánh giá ra sao về sự xuất hiện của Mỹ và nhiều cường quốc khác tại
khu vực này?
Ông Phạm Nguyên
Long: Là cường quốc số 1 cả về kinh tế, quân sự và khoa học công
nghệ, Mỹ đã nhìn ra sự “bất thường” trong việc mở rộng các phạm vi ảnh hưởng
của Bắc Kinh ở Biển Đông ngay từ thời điểm năm 1995, khi mà Trung Quốc đánh
chiếm bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền của Việt Nam mà lúc đó Philippines
đang nắm giữ. Cuộc đấu tranh quyền lực về địa chính trị giữa Mỹ - Trung bắt
đầu từ đây.
Cả Mỹ và Trung
Quốc đều có chiến lược riêng của mình tại Châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng Mỹ
đã khôn khéo thực hiện chiến lược tái cân bằng với Trung Quốc ở khu vực.
Trong đó, các nước khác cũng phải tìm cách tự tái cân bằng với Bắc Kinh song
song với Mỹ. Chiến lược tự do hàng hải, hàng không của Mỹ ở Biển Đông là một
phần không thể thiếu của chiến lược xoay trục.
Mỹ quan niệm,
an ninh của đồng minh và đối tác cũng là lợi ích của Mỹ. Điều này ở một khía
cạnh nào đó đang là một điểm vô cùng thuận lợi cho Việt Nam nói riêng và
ASEAN nói chung. Mỹ trở lại khu vực này cũng là một điều tất yếu.
Tại Hội nghị
cấp cao ASEAN – Mỹ hồi tháng 2/2016 ở Sunnylands, Tổng thống B. Obama cũng đã
nhấn mạnh vấn đề đảm bảo quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là một
ưu tiên hàng đầu trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và ASEAN. Đông Nam
Á đang là khu vực có nền kinh tế năng động, đối tác tin cậy của các cường
quốc lớn khác như Nga, Nhật, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc.
PV: Liệu theo ông, có tồn tại một “điểm tới
hạn” nào trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc hay không?
Ông Phạm Nguyên
Long: Hiện nay, quan hệ Mỹ- Trung đang tồn tại những điểm nút
thể hiện ở chỗ:
Mỹ phản đối
Trung Quốc bồi lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhất là mới đây có bằng
chứng cho thấy nước này đang định cải tạo cả bãi cạn Scarborough vốn của
Philippines mà Bắc Kinh chiếm giữ từ năm 2012.
Mỹ duy trì
quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và coi đây là điểm mấu chốt
trong chiến lược hướng đông của mình. Nếu thất bại ở Biển Đông thì coi như
thất bại của cả chiến lược tự do hàng hải của Mỹ.
Thậm chí, các
Nghị sỹ Mỹ còn lên tiếng yêu cầu chính phủ nên tổ chức tuần tra Biển Đông
thường xuyên hơn, thay vì 3 tháng một lần để gửi thông điệp rõ ràng đến Trung
Quốc.
Nếu Trung Quốc
phiêu lưu hơn nữa bằng các hành vi bồi lấp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển
Đông thì chắc chắn, Mỹ cũng sẽ điều tàu sân bay, chiến hạm, máy bay tới tuần
tra nhiều hơn. Đồng thời, hỗ trợ khả năng giám sát, tuần tra cho các lực
lượng cảnh sát biển, kiểm ngư của các nước Đông Nam Á trước thách thức từ
phía Trung Quốc.
Khi đó, rõ ràng
cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tiệm cận một “điểm tới hạn” gần hơn bao giờ hết.
PV: Ông có dự đoán gì về tình hình Biển
Đông sắp tới cũng như chuyến thăm của Tổng thống Mỹ B. Obama đến Việt Nam
trong tháng 5?
Ông Phạm Nguyên
Long: Phải khẳng định chuyến thăm lần này của Ngài Obama là vô cùng
quan trọng mà cả hai bên cùng đang bố trí sao cho chu đáo nhất. Việt – Mỹ đã
nâng tầm lên cấp đối tác chiến lược và qua chuyến thăm lần này, vấn đề dỡ bỏ
lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam chắc chắn sẽ được bàn đến trong chương
trình nghị sự. Quan hệ hai nước sẽ có những bước tiến mới rực rỡ hơn.
Tồn tại trong
một thế giới đa cực và có rất nhiều lợi ích đan xen, Việt Nam cũng đã có
những bước đi rất khôn ngoan và tài tình về ngoại giao trong thời gian vừa
qua. Nhất là sau sự kiện HD-981 năm 2014 đến nay. Chúng ta đã vận dụng linh
hoạt đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế.
Việt Nam giành
được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Mỹ, Nhật, Úc,
Nga, Ấn Độ, G7, ASEAN… Trong khi Trung Quốc ngày càng bị cô lập. Dù Trung
Quốc có dùng chiêu bài kinh tế để mua quan hệ với các nước nhưng thực chất,
các nước vẫn phải dè chừng Trung Quốc và cân nhắc các lợi ích kinh tế với
nước này.
Tới đây, Trung
Quốc sẽ còn có các bước đi ngạo mạn hơn hòng đáp trả lại phán quyết của PCA
về vụ kiện Đường lưỡi bò mà Philippines khởi xướng. Gia tăng quân sự hóa Biển
Đông hoặc thiết lập vùng cấm bay tại đây có thể sẽ là lựa chọn mà giới lãnh
đạo Bắc Kinh nhắm đến.
Trân trọng cảm
ơn ông!
(Theo Petrotimes) Thảo Phượng – Nhật Minh
|
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét