Đào tạo 350 tiến sĩ/năm không quá
nhiều như dư luận bàn tán
Cập nhật lúc 20:49
GS Võ Khánh
Vinh, giám đốc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã phát biểu như
vậy trong buổi họp báo xung quanh lùm xùm về việc chỉ trong một thời
gian ngắn học viện đã cho “ra lò” quá nhiều tiến sĩ.
"Dư năng
lực đào tạo 350 chỉ tiêu tiến sĩ/năm"
Về nghi ngại của dư luận về số lượng TS được đào tạo
của học viện, GS Võ Khánh Vinh khẳng định với chỉ tiêu đào tạo 350 TS/năm,
học viện đang làm đúng quy định về chỉ tiêu, phù hợp với năng lực của học
viện.
“Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam) hợp nhất từ 17 viện nghiên cứu vào năm 2010, hiện là học viện
duy nhất chỉ đào tạo TS, thạc sĩ được Chính phủ phê duyệt. Hiện tại, học viện
đang đào tạo 36 ngành. Vì thế, với 350 chỉ tiêu, mỗi ngành chỉ đào tạo chưa
đến 10 TS/năm”, GS Vinh giải thích.
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo lớn thế này, học viện có 412 cán bộ
cơ hữu, bao gồm 19 GS, 175 PGS, số còn lại là TS, trong đó có nhiều TS đã
từng học tại học viện. Ngoài ra, học viện còn có khoảng 2.000 GS, PGS, TS
thỉnh giảng và hướng dẫn.
“Tôi khẳng định với chỉ tiêu 350 chỉ tiêu mới/năm, chúng
tôi vẫn còn dư năng lực”, GS Vinh nói.
10%
NCS phải dừng bước
GS Võ Khánh Vinh cho biết mỗi năm học viện có khoảng
10% NCS không được bảo vệ. Trong số 90% được bảo vệ, thì cũng có khoảng 20%
bảo vệ quá hạn.
GS Nguyễn Văn Hiệp, trưởng khoa ngôn ngữ của học viện,
cũng cung cấp số liệu: năm 2009, có 17 đề tài NCS thì chỉ có 4 đề tài
của NCS phải dừng vĩnh viễn, 1 đề tài phải gia hạn; năm 2010 có 20 đề tài,
chỉ có 11 đề tài được bảo vệ đúng hạn, 2 đề tài phải dừng vĩnh viễn, còn lại
phải gia hạn; năm 2012 có 13 đề tài, chỉ có 8 đề tài được bảo vệ đúng hạn.
“Với quy trình chặt chẽ, trong đó đa số thành viên hội
đồng là chuyên gia mời bên ngoài học viện nên không thể lọt đề tài kém chất
lượng”, ông Hiệp khẳng định.
Về số liệu nghiên cứu được công bố trên Web of Science
ngày 21-4-2016 nêu: “Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam) có 380 TS, GS, PGS trong năm 2015 chỉ công bố 3 bài báo
ISI. Cũng năm 2015 Viện Khoa học xã hội VN chỉ công bố 260 bài báo quốc tế
các loại, chiếm 1,15% so với tổng số bài báo quốc tế của VN. Trong khi
tỉ lệ này của Viện Khoa học & công nghệ VN là 19,32%”, PGS Trần
Thị An, đại diện cho Học viện khoa học xã hội, đính chính học viện năm
qua công bố khoảng 400 bài báo trên các tạp chí quốc tế.
Giải thích thêm, GS Vũ Dũng, trưởng khoa tâm lý học của
học viện, nói: “Nếu như lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ
dễ dàng hơn trong việc kết nối và công bố bài báo khoa học trên tạp chí quốc
tế thì ở lĩnh vực khoa học xã hội có rất nhiều nhạy cảm cần cân nhắc".
“Tôi vừa chủ nhiệm 3 đề tài nghiên cứu rất tốt nhưng chúng
tôi không thể đăng trên tạp chí quốc tế, vì cân nhắc tới vấn đề bí mật quốc
gia, lợi ích quốc gia”, ông Vũ Dũng trao đổi.
Hành vi “nịnh”
và “giao tiếp của chủ tịch xã” là các đề tài thiết thực
Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, nghiên cứu về hành vi “nịnh”
không phải đề tài vu vơ. Ông Hiệp ví dụ nghiên cứu về tội phạm không phải
khuyến khích tội phạm mà để ngăn ngừa. Vì thế nghiên cứu hành vi “nịnh”
của người Việt là để hiểu và có tác động tích cực, thay đổi hành vi này.
“Đây là một luận án hay, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn”, ông Hiệp
khẳng định.
Tương tự, GS Vũ Dũng cũng cho rằng đề tài “đặc điểm
giao tiếp với người dân với chủ tịch xã” rất thiết thực.
“Hiện nay, VN có khoảng 11.000 đơn vị hành chính cấp xã,
tương ứng với có 11.000 chủ tịch xã. Với số lượng lớn như thế, việc
nghiên cứu về đề tài này không phải vô tác dụng”, ông Dũng chia sẻ.
“Việc cho rằng đề tài NCS phải to tát là một suy nghĩ
không đúng”, GS Dũng nói.
Ông Dũng đưa ra ví dụ ở Hà Lan có những đề tài “chữ viết
trong nhà vệ sinh”, hay “hiện tượng nhổ nước bọt ngoài đường”.
(Theo
Tuổi trẻ) VĨNH HÀ
|
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét