“Hậu
duệ mặt trời” vào đề thi Ngữ văn: Cổ súy văn hóa nước ngoài?
Cập nhật lúc 09:45
Đề
thi môn Ngữ văn không thể “cổ súy” theo văn hóa nước ngoài mà nên gần gũi
trong đời sống và định hướng được nhân cách cho học sinh.
Những năm gần đây, đề thi môn Ngữ văn trong các kỳ thi học kỳ đến THPT
Quốc gia đã có sự đổi mới theo hướng phát huy năng lực sáng tạo, kiểm tra
kiến thức toàn diện của học sinh. Nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và
đời sống dân sinh được đề cập trong đề thi đã khiến học sinh hứng thú vì
không phải học theo lối “thầy đọc trò chép”, học thuộc theo bài văn mẫu nữa.
Tuy nhiên, gần đây, những bài hát được giới trẻ yêu thích hay những bộ
phim nước ngoài dài tập có tính chất giải trí cũng được đưa vào đề thi môn
Ngữ văn. Điều này đã được thể hiện rõ khi mới đây, trường THPT chuyên Lê Quý
Đôn, tỉnh Quảng Trị đã đưa bộ phim "Hậu duệ mặt trời" - một bộ phim
đang được giới trẻ yêu thích vào đề bài môn Ngữ Văn lớp 12 của kỳ thi học kì
II.
Ngay sau khi nội dung đề
thi được thực hiện, nhiều giáo viên, cán bộ nhà trường đã bày tỏ sự lo ngại
về cách thức ra đề theo kiểu này có thể dẫn đến giới trẻ “cổ súy”, bắt chước
văn hóa nước ngoài và sẽ khiến các em quên đi các giá trị văn hóa, đạo đức
của dân tộc.
Cô Đỗ Thị Quỳnh Hương, giáo viên dạy Ngữ văn, Trung tâm Giáo dục
thường xuyên Nguyễn Văn Tố, Hà Nội cho rằng, học Ngữ văn là hướng con người
hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc nhưng lại vừa phải có sự hội nhập. Bộ phim
“Hậu duệ Mặt trời” chưa đạt được định hướng đó mà chỉ là phim mang tính chất
giải trí nên định hướng giáo dục không cao và không gắn sát với thực tiễn
cuộc sống.
Bộ phim đã khiến giới trẻ (trong đó có phần lớn là học sinh, sinh
viên) rất hứng thú vì có nhiều tình tiết kịch tính và lại mang yếu tố lãng
mạn. Điều này có thể khiến giới trẻ chạy tìm kiếm những bộ phim như vậy để
xem.
Tuy nhiên, nếu trào lưu này được phổ biến thì sẽ gây tác hại vô cùng
lớn là những giá trị văn hóa, đạo đức của người Việt sẽ bị mờ nhạt. Đất nước
ta đang hội nhập về văn hóa với các nước khác nhưng phải dựa trên những giá
trị truyền thống ở trong nước, ưu tiên giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.
Với những lý do trên, cô giáo Quỳnh Hương cho rằng, các trường học
không nên ra đề thi môn Ngữ văn cổ súy cho những bộ phim mang tính giải trí
như “Hậu duệ mặt trời”. Đề thi môn Ngữ văn theo cách thức mở rộng, phát huy
năng lực, trí tuệ của học sinh nhưng phải tạo được điểm nhấn về các giá trị
văn hóa ở trong nước.
Đề thi nên gần gũi và giáo dục nhân cách cho học sinh
Nếu đưa những bộ phim dài tập nước ngoài vào trong đề thi Ngữ văn thì
sẽ khiến học sinh phải mất thời gian theo dõi. Vì thế, cách thức ra đề nên
theo hướng phát huy năng lực của học sinh nhưng phải sát thực với đời sống
như: Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, biển đảo…
Những chủ đề này không chỉ gần gũi mà còn có tác dụng giáo dục trực
tiếp với học sinh. Cô giáo Phạm Thị Thu, Trung tâm Giáo dục thường xuyên
huyện Phúc Thọ, Hà Nội nêu ý kiến.
Không chỉ ra đề thi bám
sát cuộc sống xã hội, việc giảng dạy đề thi Ngữ văn ở các trường học cần thay
đổi theo hướng cho học sinh thảo luận theo nhóm để các em tự do trao đổi vê
một chủ đề nào đó một cách hứng thú nhất.
“Đề thi Ngữ văn phải giáo dục nhân cách của học sinh chứ không thể đưa
một bộ phim nước ngoài mang tính giải trí như “Hậu duệ mặt trời” được giới
trẻ yêu thích vào đề được.
Tại sao đề thi Ngữ văn không đề cập tới hành động dũng cảm của một học
sinh cứu người khỏi đuối nước, tình cảm của một học sinh nhiều năm cõng bạn
đến trường, thanh niên sau khi rời giảng đường đã tình nguyện đến những vùng
khó khăn để làm việc… Đó là ý kiến của ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng
trường THPT Việt Đức, Hà Nội.
Song song với việc đổi mới đề thi môn Ngữ văn, các trường THPT phải
thay đổi cách thức giảng dạy theo hướng phát huy năng lực, tính chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Thông qua việc dạy văn, học sinh sẽ dần hoàn thiện nhân cách để trở
thành “công dân toàn cầu” không chỉ được trang bị kiến thức mà còn có kỹ năng
sống, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống; đồng thời giúp cho
giới trẻ biết được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội
trước những vấn đề, sự kiện nóng hổi của đất nước.
Vì vậy, khó khăn nhất đối
với giáo viên dạy Ngữ văn là giải quyết được những vấn đề trên cũng như làm
sao giúp học sinh hứng thú với môn học này một cách hiệu quả nhất./.
Theo Bích Lan/VOV.VN
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét