Formosa
và những ưu đãi đặc biệt ở Việt Nam
Cập
nhật lúc 14:44
Khu
liên hợp Formosa Hà Tĩnh chỉ là một trong số rất nhiều dự án quy mô lớn mà
Formosa đã đầu tư vào Việt Nam từ chục năm nay.
Chân
dung đại gia sáng lập Tập đoàn Formosa
Được
thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản
xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành có trụ sở tại Đài Loan, được
thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh và Vương Vĩnh Tại.
Hai anh
em họ Vương được xem như những "huyền thoại" kinh doanh của Đài
Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế
hùng mạnh nhất châu Á.
Vương
Vĩnh Khánh, người sáng lập tập đoàn Formosa ở Đài Loan, trong giai đoạn khởi
nghiệp, ông đi bán gạo. Mỗi lần đến nhà giao gạo cho khách hàng, ông đều lấy
hết gạo cũ trong hũ ra, đổ gạo mới xuống dưới, sau đó mới đổ gạo cũ lên trên
để khách dùng trước. Nhờ vậy, mọi khách hàng đều quý mến và tin cậy ông.
Tiếng lành đồn xa, sự nghiệp kinh doanh của ông liên tục phát triển.
Hai anh
em ông Vương – người sáng lập tập đoàn Formosa đều đã qua đời. Năm 2008,
người anh Vương Vĩnh Khánh qua đời ở tuổi 91 với lượng tài sản ước tính
khoảng 6,8 tỷ USD.
Sau một
thời gian lâm bệnh nặng, người em Vương Vĩnh Tại cũng qua đời vào ngày
27/11/2014, tại Đài Loan. Hiện nay, con trai của ông Vương Vĩnh Tại là Vương
Văn Uyên đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Formosa tại Đài Loan.
Ông
Vương Vĩnh Khánh có người con gái là bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được
biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất
smartphone HTC. Tuyết Hồng cùng chồng cũng nằm trong danh sách người giàu
nhất Đài Loan với tài sản 2,5 tỉ USD. Bà còn được Forbes xếp hạng thứ 46
trong top những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2012.
Từ một
công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một
mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa
Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa
dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài nhựa và các sản
phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,...
Ngoại
trừ Nan Ya, ba công ty còn lại đều đứng trong top 1000 công ty đại chúng lớn
nhất thế giới năm 2012 theo xếp hạng của Forbes.
Tại Việt
Nam, Formosa thống trị ngành thép, dệt - nhuộm
Khi vào
Việt Nam, Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như miễn tiền thuê đất
15 năm, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ năm có thu nhập chịu thuế (thông
thường là 25%), 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% trong 9
năm tiếp theo.
Tại
Việt Nam, dự án đình đám nhất của Formasa là khu liên hợp gang - thép và cảng
Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh). Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó
có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần.
Tổng
mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án vào khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp
sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Sau khi hoàn thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép
lớn nhất Đông Nam Á.
Tuy
nhiên, trước khi Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động thì hệ thống Formosa đã có
rất nhiều công ty lớn hoạt động tại Việt Nam, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng
Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai.
Công ty
TNHH Hưng Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Sản phẩm chính
của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Formosa
Đồng Nai đã thuê gần như toàn bộ hơn 300ha diện tích của KCN Nhơn Trạch 3 để
xây dựng khu liên hợp nhà máy sợi – hạt nhựa – nhiệt điện.
Năm
2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỷ đồng; tổng tài sản và vốn
chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 và 13.300 tỷ đồng.
Một số
công ty khác như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên
về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… đều có quy mô vốn
cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
Nhưng
đáng kể nhất Dự án Khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà
Tĩnh) tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.
Dự án
xin giấy phép năm 2008. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 10,5 tỷ USD, dự kiến
sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép,
nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau khi hoàn
thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông
Nam Á.
Theo
GĐ&XH
|
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét