Chất
thải từ luyện thép đều là chất độc
Cập nhật lúc 07:40
Đường ống xả thải nối liền từ dự án Formosa
ra đáy biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) Ảnh: Nguyên Dũng
Đó là khẳng định của các chuyên gia hàng đầu trong
ngành thép. Theo thiết kế, Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh sử dụng 3 lò cao,
trong đó lò cao số 1 đã được xây dựng hoàn thiện và sẽ đi vào vận hành chính
thức từ tháng 6.2016.
Có thể gây chết người
Theo ông Phạm Chí
Cường - Chủ tịch Hội Đúc luyện kim VN, công nghệ lò cao chiếm 70 - 80% công
nghệ luyện thép đang được áp dụng hiện nay trên thế giới. Theo phương pháp
này, quặng sắt được nghiền ra thành bột cùng với than, trộn với than cốc đốt
trong lò cao ở nhiệt độ trên 2.000°C, tạo ra gang lỏng. Gang lỏng sau đó được
đưa vào lò và thổi khí ô xy để đốt carbon thừa, làm nguyên liệu để luyện
thép. Phương pháp này tiêu thụ nhiều than và sinh ra xỉ (than), khí dioxide
carbon và bụi, phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường. Quặng sắt cũng
chứa nhiều hóa chất độc hại như chì, thạch tín, lưu huỳnh, phốt pho. Cụ thể,
để sản xuất được một tấn thép bằng công nghệ lò cao sẽ phải thải ra xấp xỉ
300 - 350 kg xỉ; 2,3 tấn khí CO2 cùng hàng loạt tạp chất khác như khí CO, bụi
kim loại…
Chất thải trong công
nghệ luyện thép (gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn) đều rất độc hại.
Cụ thể, khí thải gồm các chất như o xít nitơ, o xít lưu huỳnh, CO..., nước
thải gồm nhiều kim loại nặng, cyanua… đều là các chất độc, nếu không được xử
lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ gây chết tôm cá, thậm chí là chết người. Đặc
thù của công nghiệp nặng như sản xuất thép là nước thải chứa rất nhiều hóa
chất. Các thiết bị trong nhà máy luyện thép (ở nhiệt độ cao lên tới hàng
nghìn độ C) muốn vận hành phải có nước làm mát. Để bảo vệ các thiết bị kim
loại và đường ống kim loại khỏi bị ăn mòn, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn
làm tắc ống, phải thêm rất nhiều hóa chất vào nước làm mát.
Về nguyên tắc, doanh
nghiệp phải xử lý các chất thải, trong đó có nước thải, đảm bảo yêu cầu an
toàn mới được thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc tách các hóa chất độc hại
khỏi nước trước khi xả thải ra rất khó khăn và tốn kém. Theo ông Cường, việc
kiểm soát xử lý xả thải như thế nào lại là vấn đề không đơn giản khi quá
trình sản xuất của nhà máy khép kín, cơ quan chức năng lại chỉ kiểm soát định
kỳ theo tháng, quý. “Một tháng cơ quan chức năng địa phương chỉ kiểm tra 2
lần, doanh nghiệp xả ra một buổi tối là đủ chết hết cá rồi. Bài học Vedan
trước đây một ví dụ điển hình cho việc không thể tin ai. Vedan đầu tư công
nghệ xử lý thải nhưng không sử dụng mà có một đường ống riêng để xả thẳng ra
sông Thị Vải khiến tôm cá chết hết”, ông Cường nêu vấn đề.
Ông Nguyễn Văn Sưa,
Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, nhận xét: “Công nghệ xử lý chất thải trong
công nghiệp luyện thép rất đắt đỏ, chiếm tới 25 - 30% tổng chi phí dự án.
Thực tế có nhiều nhà máy đầu tư công nghệ nhưng không vận hành do chi phí
điện năng tốn kém, hoặc chỉ vận hành khi có đoàn kiểm tra”, ông Sưa nói.
Chất độc dễ “lọt” cửa quan trắc tự động
Liên quan đến việc
giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh (FHS), chiều 26.4, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh, cho biết
sở này mới chỉ lắp đặt một số điểm quan trắc tại FHS, việc lấy mẫu quan trắc
được thực hiện theo định kỳ 3 tháng một lần. Hiện nay, Sở TN-MT vẫn chưa lắp
đặt được hệ thống đấu nối để truyền số liệu từ trạm quan trắc tự động tại bể
nước thải của nhà máy để giám sát tự động. Một cán bộ của Trung tâm quan trắc
môi trường Hà Tĩnh (trực thuộc Sở TN-MT) cũng cho biết, Formosa đang thuê
trung tâm này quan trắc nước thải của nhà máy. Tuy nhiên, vị này không tiết
lộ kết quả các lần quan trắc tại nhà máy vì “không được phép phát ngôn”.
Nhưng ngay cả có trạm
quan trắc tự động hiện đại thì PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện
Nghiên cứu biến đổi khí hậu - ĐH Cần Thơ, khẳng định: “Không thể dựa hoàn
toàn vào hệ thống này vì thứ nhất hệ thống này rất dễ bị sự tác động của con
người thông qua việc lấy mẫu để làm sai lệch số liệu cũng như kết quả quan
trắc. Thứ hai, các hệ thống quan trắc tự động hiện nay chỉ phân tích các yếu
tố vật lý, sinh học (độ mặn, độ pH, vi sinh…) chứ rất khó để phân tích các
chỉ tiêu về hóa học đặc biệt là các hóa chất gây độc, đặc biệt. Trong khi để
biết chính xác nguyên nhân, nguồn gây độc cần phải lấy mẫu nước, mẫu đất để
phân tích các chỉ tiêu hóa học một cách cụ thể”.
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ban đầu đường ống xả thải của Formosa được
thiết kế xả ra sông Quyền. Tuy nhiên, sau đó đơn vị này lại xin xả thẳng ra
biển. “Nếu hệ thống xả thải của Formosa xả ra sông Quyền rồi mới đổ ra biển
thì người dân có thể giám sát được thông qua màu nước, mùi nước… Còn xả ra
biển thì rất khó phát hiện vì phạm vi quá rộng”, theo nhận xét từ nguồn tin
của Thanh Niên. Đặc biệt, nguồn tin này cho biết, vừa qua Formosa xin nhập từ
nước ngoài về một lượng lớn chế phẩm vi sinh vật để xử lý nước thải. Đây là
tiền lệ ở VN chưa từng có. Các khu công nghiệp, nhà máy họ tự cấy ghép vi
sinh vật chứ không nhập khẩu. “Formosa thực tế đăng ký xả thải 12.000 m3 nước
thải/ngày đêm (chưa kể nước làm mát hệ thống - NV) không phải là khối lượng
lớn so với nhiều khu công nghiệp tại VN. Vậy Formosa nhập lượng lớn chế phẩm
vi sinh vật về để làm gì? Đây là câu hỏi cần được cơ quan chức năng vào cuộc
làm rõ”, nguồn tin cho biết.
(Theo Thanh
niên) Mai Hà
- Chí Nhân - Lê Quân
|
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét